Soạn giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Các em hãy nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Hướng dẫn thực hiện
- Tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia là: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization).
Lợi ích khi Việt Nam tham gia WTO
Tiếp cận các thị trường lớn với điều kiện thương mại thuận lợi tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Thu hút nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam.
Thúc đẩy cải cách kinh tế, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Tiếp cận với các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế giúp nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động Việt Nam.
Giúp cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, giảm thiểu các rào cản phi thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh công bằng.
Mời các em quan sát và tham khảo thêm một số hình ảnh về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):
Chủ đề 2:
Hội nhập kinh tế quốc tế
BÀI 2:
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
NỘI DUNG BÀI HỌC
01
Khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế
Nhiệm vụ 1: Khai thác thông tin 1, 2 SGK tr.19, 20
Cả lớp chia thành 4 nhóm, đọc Thông tin 1, 2 và quan sát Biểu đồ 1 (SGK – tr.19, 20 để thực hiện nhiệm vụ:
Thông tin 1
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ( RCEP) là Hiệp định thương mại tự do giữa 10 nước ASEAN và các đối tác Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand được kí kết ngày 15 – 11 – 2020. Mục tiêu của Hiệp định là thiết lập nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao, cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu. Các nước thành viên RCEP có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều nên các cam kết trong Hiệp định được thiết kế theo cách thức phù hợp đảm bảo mang lại lợi ích cho các bên đồng thời tuân thủ những chuẩn mực quốc tế chung.
Trong quá trình đàm phán thành lập và đàm phán gia nhập RCEP, tất cả các quốc gia liên quan đều phải cam kết tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của RCEP về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ,...
Thông tin 2
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với việc quan hệ hợp tác cùng nhiều quốc gia, tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và toàn cầu, kí kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các dịch vụ quốc tế,... tạo động lực để tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại đồng thời không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu ở nước ta ngày càng được thúc đẩy, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp của xuất khẩu vào GDP ngày càng tăng, tỉ trọng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 53,6% năm 2010 lên 85,2% năm 2022.
Đầu tư nước ngoài cũng là một hoạt động kinh tế quốc tế quan trọng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011 – 2020, bình quân hằng năm vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 22% vốn đầu tư xã hội ở Việt Nam; đóng góp ngày càng lớn vào GDP.
Sự tham gia của khu vực FDI vào nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành công nghiệp chế tạo có trình độ công nghệ cao góp phần đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tiếp nhận kinh nghiệm quản lí tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng được các công nghệ hiện đại. FDI cũng đóng góp lớn cho xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giá trị xuất khẩu hàng hoa của khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 27% vào năm 1995 và tăng gấp gần 3 lần lên tới 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong
năm 2021.
Nhiệm vụ
Nhóm 1, 2
Em hãy cho biết để tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gì. Lợi ích của họ được đảm bảo như thế nào?
Nhóm 3, 4
Từ thông tin 2 và biểu đồ, em hãy chỉ ra đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam.
Hướng dẫn thực hiện
Thông tin 1
- Tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia cam kết:
- Tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của RCEP về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ,...
- Lợi ích của họ được đảm bảo dựa trên sự chia sẻ giữa các đối tác.
Thông tin 2
- Đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam:
- Hoạt động xuất khẩu ngày càng được thúc đẩy, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
- Đầu tư nước ngoài cũng là một hoạt động kinh tế quốc tế quan trọng, đóng góp ngày càng nhiều vào GDP.
- Sự tham gia của khu vực FDI góp phần đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tiếp nhận kinh nghiệm quản lí tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao.
- FDI cũng đóng góp lớn cho xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại,....
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế
Cả lớp hãy xem và quan sát các hình ảnh/ video về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam dưới đây để trả lời câu hỏi:
Lễ trao đổi các văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc (2023)
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA, năm 2009)
Lễ kí hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (2019)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA, năm 2011)
Video Hội nhập kinh tế quốc tế từ các FTA thế hệ mới
CÂU HỎI
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế, Giáo án điện tử bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế Kinh tế pháp luật 12 kết nối, Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác