Soạn giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Quan sát video vụ án
Thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Bà Nguyễn Phương Hằng đã có những hành vi trái pháp luật nào? Hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng đã dẫn đến hậu quả gì cho bản thân?
Bà Nguyễn Phương Hằng đã có những hành vi trái pháp luật sau:
Tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn những nội dung bịa đặt, thông tin chưa được kiểm chứng,
Đưa lên không gian mạng những thông tin bí mật cá nhân.
Xúc phạm uy tín, danh dự của các cá nhân, tổ chức.
Hậu quả: bà Hằng bị xét xử và xử phạt 3 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
à Bản án của bà Hằng là một bài học đắt giá về quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng.
BÀI 20. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN
NỘI DUNG BÀI HỌC
Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Trách nhiệm của HS trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
01
Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận
THẢO LUẬN NHÓM
Làm việc cá nhân (đọc thông tin, TH trong SGK) sau đó trao đổi,
thảo luận với nhóm để trả lời các câu hỏi:
- a) Từ thông tin Hiến pháp và Luật Báo chí, hãy cho biết trong trường hợp đó đại diện nhân dân xã V đã thực hiện quyền của mình như thế nào?
- b) Theo em, trong tình huống đó, hành vi của Q có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?
Trả lời
Câu a
Đại diện nhân dân xã V đã góp ý kiến với Hội đồng nhân dân xã về tình hình giáo dục ở xã.
Nhân dân đã thực hiện đúng quyền công dân về tự do ngôn luận theo quy định của Luật Báo chí.
Trả lời
Câu b
Hành vi của Q là vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, vì đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm uy tín, danh dự của H, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của H.
KẾT LUẬN
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản điện tử hoặc hình thức khác.
KẾT LUẬN
Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để:
Đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học, khu dân cư, nơi sinh sống, học tập và công tác,...
Viết bài đăng báo phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới.
Tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Soạn giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân, GA powerpoint Kinh tế pháp luật 11 cd Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân, giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác