Soạn giáo án điện tử Hoá học 12 KNTT Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA

Giáo án powerpoint Hóa học 12 kết nối tri thức Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử Hóa học 12 kết nối này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 25. NGUYÊN TỐ NHÓM IIA

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA. 

  • Nêu được các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng).

  • Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA tạo M2+ (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân).

  • Trình bày được phản ứng của kim loại nhóm IIA với oxygen.

  • Nêu được mức độ tương tác của kim loại nhóm IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiềm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.

  • Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA.

  • Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper (II) sulfate.

  • Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide.

  • Nhận biết được các đơn chất và hợp chất của Ca2+, Sr2+, Ba2+ dựa vào màu ngọn lửa.

  • Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với dung dịch acid loãng.

  • Viết được phương trình hóa học sự phân hủy nhiệt của muối carbonate và muối nitrate.

  • Giải thích được quy luật biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biến thiên enthalpy phản ứng.

  • Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt Ca2+, Ba2+,  trong dung dịch.

  • Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim; ứng dụng của đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, khoáng vật apatite,… dựa trên một số tính chất hóa học và vật lí của chúng; vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người.

  • Nêu được khái niệm nước cứng, phân loại nước cứng.

  • Trình bày được tác hại của nước cứng.

  • Đề xuất được cơ sở các phương pháp làm mềm nước cứng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức hoá học.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:

    • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

    • Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức hoá học:

  • Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA. 

  • Nêu được các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng).

  • Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA tạo M2+ (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân).

  • Trình bày được phản ứng của kim loại nhóm IIA với oxygen.

  • Nêu được mức độ tương tác của kim loại nhóm IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiềm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.

  • Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA.

  • Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper (II) sulfate.

  • Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide.

  • Nhận biết được các đơn chất và hợp chất của Ca2+, Sr2+, Ba2+ dựa vào màu ngọn lửa.

  • Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với dung dịch acid loãng.

  • Viết được phương trình hóa học sự phân hủy nhiệt của muối carbonate và muối nitrate.

  • Giải thích được quy luật biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biến thiên enthalpy phản ứng.

  • Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt Ca2+, Ba2+,  trong dung dịch.

  • Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim; ứng dụng của đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, khoáng vật apatite,… dựa trên một số tính chất hóa học và vật lí của chúng; vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người.

  • Nêu được khái niệm nước cứng, phân loại nước cứng.

  • Trình bày được tác hại của nước cứng.

  • Đề xuất được cơ sở các phương pháp làm mềm nước cứng.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

  • Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các sản phẩm chứa hợp chất của kim loại nhóm IIA trong đời sống, sản xuất.

  • Có ý thức đúng với việc áp dụng công nghệ xanh trong hóa học và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh liên quan đến bài học. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

  • Hóa chất: Các dung dịch CaCl2 1M, BaCl2 1M, Na2SO4 1M, Na2CO3 1M, CuSO4 1M, HCl 2M.

  • Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Hóa học 12. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về quy luật biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn, năng lượng hóa học, cân bằng hóa học, thuyết acid – base,…) để chuẩn bị cho bài học mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, từ đó tìm được từ khóa liên quan đến bài học. 

c. Sản phẩm: HS tìm được từ khóa liên quan đến bài học.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi ô chữ, yêu cầu: Em hãy trả lời các câu hỏi sau để tìm được từ thích hợp điền vào các hàng ngang tương ứng, từ đó xác định được từ khóa.

A white and blue grid

Description automatically generated

Câu 1: Tên thường gọi của hồng ngọc (ruby) là gì?

Câu 2: Tên loại chất kết dính dạng bột mịn, tạo với nước hỗn hợp có khả năng đông cứng trong không khí.

Câu 3: Tên thường gọi của quá trình hóa hợp giữa vôi sống với nước.

Câu 4: Tên người con gái chờ chồng hóa đá trong sự tích hòn vọng phu.

Câu 5: Chất được công nhân vệ sinh môi trường rắc lên bãi rác để khử trùng, tẩy uế, xử lí tạm thời trong khi chờ chuyển đến bãi tập kết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, tham gia trò chơi và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đá đỏ.

Câu 2: Xi măng.

Câu 3: Tôi vôi.

Câu 4: Tô Thị.

Câu 5: Vôi bột.

Từ khóa: DA VOI (đá vôi). 

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau. 

- GV cung cấp thêm thông tin về từ khóa: Đá vôi là hợp chất quan trọng nhất và phổ biến nhất của calcium, là nguyên liệu trong sản xuất xi măng, sản xuất vôi sống.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét của câu trả lời HS, dẫn dắt HS vào bài học: Calcium là một trong những đơn chất nhóm IIA. Vậy đơn chất nhóm IIA có đặc điểm gì nổi bật về tính chất vật lí và tính chất hóa học? Các hợp chất phổ biến của calcium có vai trò như thế nào với đời sống, sản xuất và cơ thể con người? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 25 –  Nguyên tố nhóm IIA.
----------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử hóa học 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án powerpoint Hóa học 12 kết nối Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA, Giáo án điện tử Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA Hóa học 12 kết nối, Giáo án PPT Hóa học 12 KNTT Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác