Soạn giáo án điện tử HĐTN 5 bản 1 CTST Tuần 2
Giáo án powerpoint HĐTN 5 bản 1 chân trời sáng tạo Tuần 2. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử HĐTN 5 bản 1 chân trời sáng tạo này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide1_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide2_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide3_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide4_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide5_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide6_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide7_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide8_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide9_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide10_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide11_241.jpg)
![](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-06/slide12_241.jpg)
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Nêu tên cảm xúc mà em trải qua hằng ngày.
Tuần 1 – Tiết 2:
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
Thực hành kiểm soát cảm xúc phù hợp trong các tình huống
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 3:
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
Nhiệm vụ 1: Thảo luận để hoàn thành sơ đồ tư duy về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
Hoạt động nhóm
Vẽ sơ đồ tư duy về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
GỢI Ý THAM KHẢO
Các thành viên ở mỗi nhóm trao đổi với nhau theo gợi ý sau:
Em chia sẻ về những cảm xúc gì?
Khi có cảm xúc đó, em đã làm gì, nói gì?
Những lời nói, việc làm đó có
giúp em bình tĩnh/cân bằng lại
cảm xúc hay không?
Em thấy mình có khả năng kiểm soát những cảm xúc nào và chưa có khả năng kiểm soát những cảm xúc nào?
Sơ đồ tư duy mẫu
Khả năng kiểm soát cảm xúc
Tức giận
Lo lắng
Quá vui
Sợ hãi
Nhiệm vụ 2: Trình bày sơ đồ tư duy về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân trước lớp
Hoạt động nhóm
Em hãy chia sẻ trước lớp, xác định những cảm xúc mình chưa kiểm soát được để có hướng rèn luyện.
Sơ đồ tư duy tham khảo
HOẠT ĐỘNG 4:
THỰC HÀNH KIỂM SOÁT CẢM XÚC PHÙ HỢP TRONG CÁC TÌNH HUỐNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM: Đọc, nghiên cứu tình huống;
nhận diện cảm xúc của nhân vật trong tình huống;
sắm vai ứng xử phù hợp với cảm xúc nhân vật.
Nhóm 1 + 2 + 3:
Tình huống 1: Đi học về, Hà thấy em trai đang ngồi im trong phòng, vẻ mặt sợ sệt. Hà hỏi thì biết em trai đã tự ý lấy cuốn truyện tranh của Hà để đọc và làm rách.
Nhóm 4 + 5 + 6:
Tình huống 2: Hết giờ ra chơi, An vào lớp thì thấy Mai gục đầu xuống bàn khóc thút thít. Nhìn thấy An, bạn ấy càng khóc to hơn. Mai thông báo rằng đội của An và Mai đã không được lựa chọn tham gia giao lưu với học sinh trường bạn.
Nhóm 1 + 2 + 3:
Tình huống 1:
Đi học về, Hà thấy em trai đang ngồi im trong phòng, vẻ mặt sợ sệt. Hà hỏi thì biết em trai đã tự ý lấy cuốn truyện tranh của Hà để đọc và làm rách.
Cuốn truyện tranh này chắc chắn là cuốn truyện tranh mà Hà rất yêu thích nhưng em trai đã tự lấy để đọc mà không hỏi ý kiến của Hà. Vì thế, khi biết em trai làm rách cuốn truyện, Hà sẽ rất dễ bực tức, cáu giận.
Tuy nhiên, việc làm rách truyện có thể do vô tình và em của Hà đang rất sợ sệt, nhận ra lỗi của mình. Vì vậy, nếu Hà mắng hoặc đánh em trai thì Hà chưa biết cách kiểm soát.
Là chị, Hà nên bình tĩnh nói chuyện với em, hỏi em vì sao làm rách cuốn truyện, cùng em dán lại và dặn dò em những nguyên tắc ứng xử như: không tự tiện lấy đồ của người khác; cần giữ gìn, bảo quản tốt các đồ dùng của mình và của người khác.
Nhóm 4 + 5 + 6:
Tình huống 2: Hết giờ ra chơi, An vào lớp thì thấy Mai gục đầu xuống bàn khóc thút thít. Nhìn thấy An, bạn ấy càng khóc to hơn. Mai thông báo rằng đội của An và Mai đã không được lựa chọn tham gia giao lưu với học sinh trường bạn.
Việc tham gia giao lưu với HS trường bạn là mục tiêu và là điều mong ước của nhóm Mai. Vì vậy, khi không được tham gia, Mai mới buồn, thất vọng và khóc.
Là bạn cùng nhóm với Mai, An chắc chắn cũng cảm thấy buồn.
Tuy nhiên, nếu hai bạn cùng có cảm xúc tiêu cực thì không giải quyết được việc gì. Vì vậy, An nên động viên Mai để bạn không buồn nữa và tiếp tục phấn đấu, rèn luyện cho các cơ hội tiếp theo.
TRÒ CHƠI MẢNH GHÉP
Câu 1: Để kiểm soát sự lo lắng của bản thân, em nên:
A. Đi dạo, thay đổi chế độ ăn uống.
B. Trò chuyện, viết ra giấy.
C. Ở một mình, hạn chế tiếp xúc với người thân.
D. Tự thưởng niềm vui cho bản thân
Câu 2: Đâu không phải là một trong những lựa chọn để cần bằng cảm xúc?
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint HĐTN 5 bản 1 chân trời sáng tạo Tuần 2, Giáo án điện tử Tuần 2 HĐTN 5 bản 1 chân trời sáng tạo, Giáo án PPT HĐTN 5 bản 1 CTST Tuần 2
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác