Soạn giáo án điện tử Công dân 9 KNTT bài 4: Khách quan và công bằng
Giáo án powerpoint Công dân 9 kết nối tri thức bài 4: Khách quan và công bằng. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG
1. KHÁCH QUAN VÀ BIỂU HIỆN CỦA KHÁCH QUAN
- Em hãy kể về một trường hợp thể hiện sự khách quan, công bằng trong cuộc sống mà em được chứng kiến.
- Em hãy chỉ ra các biểu hiện và ý nghĩa của khách quan?
- Theo em, nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ có tác hại gì?
2. CÔNG BẰNG VÀ BIỂU HIỆN CỦA CÔNG BẰNG
- Em hãy chỉ ra những biểu hiện của công bằng/thiếu công bằng?
- Em hãy nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống?
3. RÈN LUYỆN THÁI ĐỘ KHÁCH QUAN, CÔNG BẰNG
- Theo em, cần làm gì để rèn luyện thái độ khách quan, công bằng?
- Em hãy kể về một số biểu hiện thiếu khách quan, công bằng trong cuộc sống và đề xuất cách khắc phục phù hợp
4. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây thể hiện/không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao?
a. Vì thấy đa số các bạn ủng hộ ý kiến của T nên M cũng ủng hộ mặc dù biết rằng ý kiến đó là ý kiến sai
b. Mặc dù ông B hàng xóm là ân nhân của gia đình V nhưng bố mẹ V vẫn không ủng hộ một số việc làm vi phạm pháp luật của ông
c. Trong gia đình G, chỉ có mẹ và chị gái G làm công việc nội trợ
d. P và M chơi thân với nhau. Trong buổi lao động trồng cây ở vườn trường, P đã có ý phân công cho M công việc nhe nhàng
e. Chị gái của H được cộng điểm ưu tiên vào đại học vì người dân tộc thiểu số
g. Mặc dù có sự chênh lực về nội dung và hình thức giữa tập san của các tổ, K vẫn cho điểm bằng nhau vì không muốn làm mất lòng các bạn ở tổ có tập san kém hơn
Câu 2. Trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào nói về sự khách quan, công bằng? Câu nào nói về sự thiếu khách quan, công bằng? Vì sao?
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Yêu nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau thì quả bổ hòn cũng vuông
c. Nhất bên trọng nhất bên khinh
d. Quân pháp bất vị thân
e. Ăn cho đều, kêu cho sòng
g. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu
Câu 3: Em hãy đọc cái tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. H được làm trọng tài trong trận bóng đá giữa hai lớp 9A và 9B. Vì chơi thân với đội trưởng của đội bóng lớp 9A nên H bỏ qua lỗi việt vị của đội này, dẫn tới bàn thua cho đội bóng lớp 9B. Thấy thế, một số bạn của đội bóng lớp 9B đã rời sân khi trận đấu chưa kết thúc
b. Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và độ vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng
=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công dân 9 kết nối bài 4: Khách quan và công bằng, Giáo án điện tử bài 4: Khách quan và công bằng Công dân 9 kết nối, Giáo án PPT Công dân 9 KNTT bài 4: Khách quan và công bằng
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác