Soạn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều chuyên đề 2 bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ (P1)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 chuyên đề 2 bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ (P1) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 2: KĨ NĂNG BIỂU DIỄN NHẠC CỤ
BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KĨ NĂNG BIỂU DIỄN NHẠC CỤ
(1 tiết)
Tiết 16. Khái niệm; Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trên sân khấu; Kĩ năng phân tích tiết mục biểu diễn nhạc cụ; Luyện tập; Vận dụng
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Phân tích tiết mục biểu diễn về các mặt: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, sắc thái, giá trị nghệ thuật và hình thức biểu diễn,...
- Thực hiện được các kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trước công chúng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Phân tích tiết mục biểu diễn về các mặt: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, sắc thái, giá trị nghệ thuật và hình thức biểu diễn,...
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Thực hiện được các kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trước công chúng.
- Phẩm chất
- Tích cực học tập, rèn luyện.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập âm nhạc 11 Cánh diều.
- Giáo án (kế hoạch dạy học) chuyên đề học tập âm nhạc 11 CD.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập âm nhạc 11 Cánh diều.
- Tư liệu, tranh, ảnh, file âm thanh, video clip minh họa các bản nhạc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập và có nhu cầu tìm nội dung mới của bài học.
- Nội dung: GV chiếu tiết mục biểu diễn nhạc cụ, đặt câu hỏi, HS trả lời.
- Sản phẩm: HS thể hiện được những hiểu biết của mình về tiết mục biểu diễn nhạc cụ đó.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video:
+ Mẹ yêu con – Nguyễn Văn Tý (sáo trúc):
https://youtu.be/8gPT6-3lHHM?si=B6tFN8zoIkaSxztF
+ Lòng mẹ – Y Vân (đàn bầu):
https://youtu.be/BCFJKBorvMk?si=nJz6CL3jgg0hN0VJ
- GV yêu cầu HS theo dõi tiết mục biểu diễn nhạc cụ và trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh hai tiết mục biểu diễn đàn phím điện tử về hình thức trình diễn, phong cách âm nhạc, cấu trúc tác phẩm và cách xử lí tác phẩm,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, vận dụng kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp.
|
Mẹ yêu con – Nguyễn Văn Tý (sáo trúc) |
Lòng mẹ – Y Vân (đàn bầu) |
Hình thức trình diễn |
Hòa tấu sáo trúc |
Độc tấu đàn bầu |
Phong cách âm nhạc |
Tác phẩm nhạc không lời gồm 2 bè, chuyển soạn cho ĐPĐT sử dụng tiết điệu tự động |
Tác phẩm nhạc không lời gồm 2 bè, chuyển soạn cho ĐPĐT sử dụng tiết điệu tự động |
Cấu trúc tác phẩm |
2 đoạn: - Phần mở đầu: À á ru hời ơ hời ru - Đoạn 1: Từ Mẹ thương con đến ru hời ơ hời ru - Đoạn 2: Từ Miệng con chúm chím đến đến ru hời ơ hời ru |
2 đoạn: - Đoạn 1: Từ Lòng mẹ bao la đến năm tháng triền miên - Đoạn 2: Từ Lòng mẹ chan chứa đến dưới bóng mẹ yêu |
Cách xử lí |
Hòa tấu giữa sáo trúc với đàn bầu và các nhạc cụ khác |
Độc tấu |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, kết luận phần trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Bài 1 – Những vấn đề về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút)
Hoạt động 1. Khái niệm kĩ năng biểu diễn nhạc cụ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm kĩ năng biểu diễn nhạc cụ.
- Nội dung: GV cho HS đọc thông tin SGK, đặt câu hỏi, HS trả lời, hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: HS đưa ra được khái niệm kĩ năng biểu diễn nhạc cụ.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 tr.21 sách Chuyên đề học tập âm nhạc và trả lời câu hỏi: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiếp nhận câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát kĩ năng tự học của HS, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 HS đứng dậy trình bày khái niệm kĩ năng biểu diễn nhạc cụ. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra khái niệm. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Khái niệm kĩ năng biểu diễn nhạc cụ Khái niệm: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ là khả năng, cách thức người biểu diễn vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm về âm nhạc và kĩ thuật biểu diễn để thể hiện một tiết mục nhạc cụ trước khán giả. |
Hoạt động 2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trên sân khấu – Động tác hình thể sân khấu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trên sân khấu bằng các động tác hình thể.
- Nội dung: GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung thông qua các nhiệm vụ:
- Tìm hiểu động tác chào
- Tìm hiểu cử chỉ ánh mắt
- Tìm hiểu cách thể hiện nét mặt
- Tìm hiểu tư thế biểu diễn
- Tìm hiểu trang phục biểu diễn
- Sản phẩm: HS nắm cơ bản các kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trên sân khấu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về những động tác hình thể:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm bốc thăm và tìm hiểu một động tác hình thể sân khấu: 1. Động tác chào 2. Ánh mắt 3. Nét mặt 4. Tư thế biểu diễn 5. Trang phục - Sau khi bốc thăm xong, các nhóm thảo luận và ghi đáp án ra giấy A4. - Sau 5 phút thảo luận, các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng thuyết trình về nội dung nhóm mình thảo luận. - Cuối cùng, GV tổ chức cho HS biểu quyết nhóm có màn thuyết trình hay nhất. - GV trình chiếu cho HS quan sát video và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết cách xử lí tình huống của ca sĩ trong video? https://youtu.be/OsYxgMtMPfI?si=8d15gHE9ETmiwGND Bước 2: HS quan sát, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm. - Các nhóm phân công nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra ý kiến, phân công người thuyết trình. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình nội dung nhóm đã bắt được. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: + Ca sĩ Mỹ Linh gặp phải tình huống micro bị tắt tiếng. + Cách xử lí: Tận dụng nhạc cụ trên sân khấu kết hợp với động tác hình thể, nét mặt bình tĩnh thể hiện tiếp bài hát. - GV quan sát, lắng nghe và ghi lại những ưu, nhược điểm của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, chốt lại kiến thức về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trên sân khấu bằng các động tác cơ thể. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trên sân khấu 2.1. Động tác hình thể sân khấu a. Động tác chào - Được thực hiện tương tự như với tiết mục biểu diễn thanh nhạc. - Người biểu diễn thường thực hiện động tác chào ở vị trí chính giữa sân khấu khi bắt đầu và kết thúc tiết mục; với nhóm hòa tấu, động tác chào cần thống nhất và đồng đều. b. Ánh mắt - Giúp người chơi đàn thể hiện tính chất âm nhạc của tác phẩm và cảm xúc trong quá trình biểu diễn. - Giúp khán giả cảm nhận được niềm vui, tính hài hước, trang trọng, trong sáng, nhí nhảnh, bi thương hoặc trữ tình, ngâm ngợi thông qua ánh mắt của người chơi đàn. c. Nét mặt - Giúp người chơi đàn thể hiện cảm xúc nội tâm, sự tự tin, chủ động trong phần biểu diễn của mình, tạo sự hấp dẫn cho tiết mục. - Người chơi đàn cần thể hiện nét mặt với sự thả lỏng tự nhiên, biểu hiện sự tươi vui, nỗi buồn đau; quyết tâm hay dữ dội,... phù hợp với tính chất của tác phẩm. - Thay đổi hướng nhìn để tương tác với khán giả ở các vị trí khác nhau. d. Tư thế biểu diễn - Tư thế ngồi hoặc đứng khi thực hiện tiết mục biểu diễn nhạc cụ phù hợp. - Giải phóng cơ thể, biểu lộ cảm xúc phù hợp. e. Trang phục - Phù hợp với tư thế diễn tấu, lịch sử, ấn tượng, phù hợp chủ đề, nội dung của tiết mục/chương trình, hình thể diễn viên, bối cảnh thực tế (văn hóa vùng miền, điều kiện sân khấu, ánh sáng),... |
Soạn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều chuyên đề 2 bài 1: Những vấn đề, GA word chuyên đề Âm nhạc 11 cd chuyên đề 2 bài 1: Những vấn đề, giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều chuyên đề 2 bài 1: Những vấn đề
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác