Giáo án chuyên đề vật lí 11 mới năm 2023 cánh diều
Bộ giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều. Đây là giáo án chuyên đề sách lớp 11 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Đầy đủ Giáo án vật lí THPT cánh diều
- Bài giảng điện tử Vật lí 12 cánh diều
- Bài giảng điện tử Vật lí 12 Cánh diều
- Giáo án chuyên đề vật lí 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án Vật lí 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án chuyên đề vật lí 11 mới năm 2023 cánh diều
- Giáo án chuyên đề vật lí 11 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng điện tử vật lí 11 cánh diều
- Giáo án vật lí 11 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint vật lí 10 cánh diều
- Tải GA word vật lí 10 cánh diều
CHUYÊN ĐỀ 3
ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả lớn.
- Biết cách đọc một tác giả văn học lớn
- Biết viết bài giới thiệu về một tác giả văn học đã đọc
- Vận dụng được những hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về những tác giả văn học khác.
- Biết thuyết trình về một tác giả văn học
PHẦN 1: ĐỌC VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
YÊU CẦU
- Mức độ yêu cầu cần đạt
- Lựa chọn được tác giả và có định hướng đọc rõ ràng
- Biết cách đọc về một tác giả văn học qua việc tìm kiếm tài liệu: ghi chép, tổng hợp các thông tin theo phiếu đọc.
- Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về cuộc đời sự nghiệp văn chương, phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Biết xây dựng hồ sơ đọc để chuẩn bị viết, thuyết trình về một tác giả văn học
- Nuôi dưỡng hứng thú đọc và rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.
Năng lực riêng
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả văn học
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả văn học mình chọn
- Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật sự nghiệp của tác giả văn học
- Năng lực phân tích, so sánh quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của tác giả cùng thời kì.
- Phẩm chất
- Biết trân trọng tài năng cũng như con người của tác giả văn học
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- A. KHỞI ĐỘNG
- a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tác giả văn học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS
- c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Trong các tác giả văn học mà em đã từng học em có ấn tượng với tác giả nào nhất? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe và suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài: Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều tác giả tài hoa. Từ văn học cổ đại, trung đại đến hiện đại mỗi một thời kì lại có những tác gia ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng độc giả. Việc tìm hiểu về sự nghiệp, quan điểm sáng tác của tác giả có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu tác phẩm văn học. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách đọc, viết về một tác giả văn học. Tiết 1 – Bài 1 – Phần 1 cách đọc về tác giả văn học.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Lựa chọn tác giả và định hướng đọc
- Mục tiêu: Hs lựa chọn tác giả xác định được hướng đọc rộng hoặc sâu về tác giả.
- Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học trước đó để lựa chọn tác giả mình yêu thích.
- Sản phẩm học tập: Xác định được hướng đọc để lựa chọn phương pháp tiếp cận vấn đề
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Lựa chọn tác giả và định hướng đọc - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Trong các tác phẩm đã học, em có ấn tượng và mong muốn tìm hiểu tác giả nào nhất? + Vì sao em muốn tìm hiểu về tác giả đó? Điều em ấn tượng nhất về tác giả đó là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Lựa chọn tác giả và định hướng đọc - HS dựa vào sở thích của mình để trả lời câu hỏi - Sau khi đã có được câu trả lời GV sẽ đưa ra 2 định hướng đọc: + Đọc sâu: Đi vào khám phá một phần sự nghiệp sáng tác hoặc một đề tài, tư tưởng, đặc điểm loại, thể loại nổi bật thể hiện trong sáng tác của tác giả. + Đọc rộng: Cần tìm đầy đủ, bao quát về tác giả, từ tiểu sử đến các chặn đường sang tác, thể loại, tác phẩm, các bài phê bình, nghiên cứu về tác giả ấy. |
Hoạt động 2: Xây dựng hồ sơ về tác giả
- Mục tiêu: HS tiến hành tìm kiếm thu thập các tài liệu liên quan đến tác giả làm cơ sở cho việc đọc, tìm hiểu về tác giả, xây dựng được danh mục tài liệu đọc về tác giả.
- Nội dung: HS tìm kiếm các nội dung liên quan đến tác giả.
- Sản phẩm học tập: Xây dựng được danh mục tài liệu đọc về tác giả
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Xây dựng hồ sơ về tác giả - GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu và tìm hiểu + Em đã tìm được tác giả mà mình yêu thích chưa? + Ví dụ đối với tác giả Nam Cao em cần chuẩn bị những gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | II. Xây dựng hồ sơ về tác giả - HS lựa chọn tác giả mình muốn tìm hiểu sau thời gian suy nghĩ - Ví dụ đối với tác giả Nam Cao HS có thể tập hợp các tài liệu liên quan theo danh mục, từ đó chọn các tài liệu cần đọc; + Tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao: · Truyện ngắn trước Cách mạng: Chí Phèo (1941), Dì Hảo (1941), Giăng sáng (1942), Tư cách mõ (1943), Lão Hạc (1943), Đời thừa (1943), Một bữa no (1943), Một đám cưới (1944). · Tiểu thuyết: Sống mòn (1944), Truyện người hàng xóm (1944)… · Truyện kí sau Cách Mạng: Mò sâm banh (1945), Đường vô Nam (1946), Ở rừng (1947-1948), Đôi mắt (1948). + Một số tài liệu nghiên cứu riêng hoặc có thể đề cập đến Nam Cao: - Bích Thu ( tuyển chọn và giới thiệu 2007) Nam Cao – Về tác gia và tác phẩm NXB Giáo dục, Hà Nội. - Tuyển tập Nam Cao (2020), NXB Văn học, Hà Nội. |
Hoạt động 3: Đọc ghi chép và tổng hợp các thông tin cần thiết về một tác giả
- Mục tiêu: HS tiến hành tìm hiểu, đọc và ghi chép về tác giả.
- Nội dung: HS tiến hành đọc, ghi chép thông tin về tác giả, tác phẩm, nhận định về tác giả.
- Sản phẩm học tập: Những thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 3: Đọc ghi chép và tổng hợp các thông tin cần thiết về một tác giả - GV đặt câu hỏi để HS thực hiện. Chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện: + Trình bày những thông tin mà em tìm hiểu được về tác giả Nguyễn Huy Thiệp với đề tài nông thôn mà ông theo đuổi? · Nhóm 1: Tóm tắt tiểu sử tác giả Nguyễn Huy Thiệp? · Nhóm 2: Các tác phẩm tiêu biểu về đề tài nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp? · Nhóm 3: những nghiên cứu nhận định của Nguyễn Huy Thiệp? · Nhóm 4: tổng hợp tất cả những nội dung đã đọc về Nguyễn Huy thiệp - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | III. Đọc, ghi chép và tổng hợp các thông tin cần thiết về một tác giả - Nhóm 1: Tóm tắt tiểu sử tác giả Nguyễn Huy Thiệp - Nhóm 2: Các tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp · Chảy đi sông ơi (1985), Những bài học nông thôn (1988), Thương nhớ đồng quê (1992), Chăn trâu cắt cỏ (1996), Chú Hoạt tôi (2001)… · Ghi chép về tác phẩm: Ví dụ truyện ngắn Chảy đi sông ơi. · Đề tài: Cuộc sống của những con người đánh cá trên sông nước. · Cốt truyện: Nhân vật “Tôi” trong một lần được nghe câu chuyện truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen ở khúc sông nên đã xin đi theo những người đánh cá đêm nhưng gặp toàn ông chủ thuyền ghê gớm, đáng sợ. Có lần khi đi đang tranh giành luồng cá, nhân vật “tôi” đã bị hất xuống sông và được một người phụ nữ cứu. Sau một thời gian làm trên thành phố nhân vật tôi về lại bến sông xưa thì được tin người phụ nữ cứu mình năm xưa bị chết đuối mà không được ai cứu, điều này đã để lại nhiều cảm xúc và ám ảnh trong lòng nhân vật. · Tình huống truyện: Nhân vật “tôi” đã xin đi theo thuyền đánh cá với ước mong được nhìn thấy con trâu đen trong truyền thuyết. · Thời gian và không gian truyện: Chủ yếu buổi đêm trên những con thuyền đánh cá chật chội, tăm tối. · Nhân vật: Những con người bặm trợn với những câu chuyện nửa thực nửa hư ghê rọn, hưng cũng có những con người nhân hậu hiểu đời, hiểu người và làm việc cao đẹp như chị THắm. · Ngôi kể: ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi, người chứng kiến và trải nghiệm nhiều cung bậc của cuộc sống. · Nghệ thuật nổi bật: Xây dựng hình ảnh biểu tượng, dòng sông như dòng đời luôn trôi chảy, chảy mang theo hết thảy những vui buồn, Nhưng có những điều vẫn luôn ở lại, ám ảnh, day dứt như khát khao kiếm tìm con trâu đen trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi. + Những câu văn tiêu biểu: · Chảy đi sông ơi/ băn khoăn làm gì?/ Rồi sông dòi hết/ anh hùng con chi?... · Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mê mải suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì. · Đừng trách họ thế- người phụ nữ an ủi giọng nói ngân nga như hát – có ai yêu thương họ đâu…. Họ đói mà ngu muội lắm…. Nhóm 3: nghiên cứu, nhận định về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp - Nguyễn Huy Thiệp đã làm một cuộc cách mạnh trong tư duy nghệ thuật, những tác phẩm của ông mang lại cho người đọc một cảm gác vừa thân quen, vừa lạ lẫm, vừa truyền thống vừa hiện đại. Ta có thể vừa đọc, vừa nhận ra một Nguyễn Huy Thiệp vừa cá tính, vừa phóng khoánh trong truyện ngắn đọc rất tự nhiên của ông. (Trần Quỳnh Nga –baohatinh.vn) - Chị Thắm trong “Chảy đi sông ơi” cứu không biết bao nhiêu người chết đuối, khi nghe chú bé trách bọn dánh cá đêm độc ác chị nói với em “ Đừng trách họ thế (…) có ai yêu thương họ đâu…”. Đó là tấm lòng bao dung sẵn sàng mở ra thông cảm với mọi người, kể cả kẻ ác. ( Hồ Tấn Nguyên Minh – vanhocsaigon.vn) Nhóm 4:Tổng kết tất cả những nội dung đã đọc về Nguyễn Huy Thiệp ( hướng đọc về đề tài nông thôn) |
Năm | Nội dung |
1950 | Sinh ra tại tỉnh Thái Nguyên, quê thuộc huyện Thanh Trì – Hà Nội |
1960 | Gia đình chuyển về Hà Nội định cư ở xóm Cò, thôn KHương Hạ, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì ( nay là phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) Hà Nội |
1970 | Tốt nghiệp khoa Sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội |
1980-1992 | Chuyển về làm tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó làm việc tại Công Ty Kĩ thuật trắc địa bản đồ, Cục bản đồ. |
1986 | Bắt đầu nổi tiếng với một số truyện in trên Tuần báo Văn nghệ ( Muối của rừng, Nàng Sinh, Cô Mỵ, Vết trượt) khi đã 36 tuổi. |
1987 | Tác phẩm Tướng về hưu đánh dấu vị trí của Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn văn học Việt Nam. |
1985-2000 | Một loạt truyện ngắn tiêu biểu viết về đề tài nông thôn, miền núi, thành thị ra đời ( Chảy đi sông ơi, Những bài học nông thôn, Những ngọn gió Hua Tát, Những người thợ xẻ, Không có vua….) |
2006-2008 | Các giải thưởng: Giải thưởng hội nhà văn Hà Nội cho tiểu luận văn chương Giăng lưới bắt chim (2006), Huân chương văn học nghệ thuật pháp (2007), Giải thưởng premini Nonino ( I-ta-li-a 2008) |
2021 | Mất tại nhà riêng ở phố Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân, Hà Nội |
2022 | Được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. |
Tóm tắt Tiểu sử tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Nhóm 4:
Phiếu đọc về tác giả : Nguyễn Huy Thiệp |
1. Khái quát về tiểu sử và đặc điểm con người tác giả - Tiểu sử: Phần hoạt động 2 - Đặc điểm con người: Từng có nhiều thời gian lưu lạc khắp các cùng quê Bắc Bộ nên rất hiểu về đời sống nông thôn Việt Nam đặc biệt là miền Bắc. 2. Những tác phẩm tiêu biểu của tác giả về đề tài nông thôn + Ghi tên 5 tác phẩm và tóm tắt nội dung đọc về 5 tác phẩm nổi tiếng của tác giả ( có thể chọn đọc sâu 2-3 tác phẩm) 3. Những vấn đề nổi bật về đề tài nông thôn được đề cập đến trong sáng tác của tác giả - Làng quê nghèo, xơ xác và số phận của những người dân quê chân lấm tay bùn ( phụ nữ, trẻ em, trai làng), những con người lam lũ, sống buồn tẻ, nhàm chán, an phận. - Không gian sống của làng quê: thiên nhiên nguyên sơ, thanh bình, môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại - Các giá trị văn hóa của làng quê: đặc trưng văn hóa làng xã sự biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội nhiều biến động. 4. Phân tích một số vấn đề nổi bật trong sáng tác về đề tài nông thôn của tác giả Chọn 1,2 vấn đề nêu trên (mục 3) để phân tích minh họa bằng một số tác phẩm đã đọc. 5. Đánh giá chung về những giá trị đặc sắc của tác giả về đề tài nông thôn - Qua những trang viết về nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện một số nét đặc sắc trong cảm hứng và nghệ thuật sau: + Xót thương và trăn trở về một nông thôn đang dần thay đổi, đặc biệt là sự phai nhạt dần các đặc trưng văn hóa làng xã. + Khẳng định chất thơ và những giá trị vật chất và tinh thần của một nông thôn Việt Nam vẫn luôn tiềm ẩn, bền vững. + Tái hiện một bức tranh nông thôn vừa gần gũi, chân thực vừa ma mị, ám ảnh những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. 6. Ý nghĩa các sáng tác của tác giả trong bôi cảnh hiện nay + Khẳng định vẻ đẹp và những giá trị vĩnh hằng của nông thôn Việt Nam |
- C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về cách đọc tác giả văn học đã học
- Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS chọn
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết bài giới thiệu về một tác giả tự chọn theo một trong các hướng triển khai khác nhau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà
Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập
- GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
- Gợi ý:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau."
Đọc hai câu thơ trên chắc hẳn người đọc sẽ nhận ta ngay đó là "Truyện Kiều"- một kiệt tác của đại thi hào dân tộc, Nguyễn Du. Ông là một nhà thơ nhân đạo, lỗi lạc đã dùng tài năng văn chương của mình để viết lên những bài học nhân đạo để cho đời.
Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh năm 1765 mất năm 1820. Quê cha của ông ở tỉnh Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, ông có trong mình một nền văn hóa sâu rộng về các vùng. Có thể nói, quê hương của ông là một vùng đất linh kiệt, hiếu học, trọng tài, thêm vào đó, gia đình ông có truyền thống học vấn uyên bác vì thế quê hương và gia đình chính là gốc rễ để nuôi dưỡng nên một nhà thơ uyên bác, đại thi hào dân tộc - Nguyễn Du.
Từ đời ông cha đã làm quan to trong triều đình, nên khi còn nhỏ, Nguyễn Du đã được sống trong nhung lụa. Tuy nhiên, khi ông lên mười tuổi, thì ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, và từ đó cuộc sống của ông trở nên gập ghềnh, chính ông đã trải qua một thời kì lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến. Vì vậy các tác phẩm của ông đều chứa đựng một chiều sâu về xã hội con người bấy giờ.
Nguyễn Du là người học cao hiểu rộng, tài năng nên sự nghiệp làm quan của ông khá thành đạt. Nhưng ông vẫn không màng đến sự giàu sang, phú quý ấy, lòng ông luôn đau đáu những nỗi niềm khó tả. Ông chứng kiến cuộc sống của nhân dân, những mặt trái của xã hội, lòng ông đau xót, yêu thương dân, và ông chỉ có thể bày tỏ nỗi lòng qua chính những câu thơ, câu văn của mình.
Về sự nghiệp văn học của ông, ông đã để lại cho thế hệ con cháu đời sau một tài sản văn chương đồ sộ. Ông có ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Những tác phẩm chữ Hán của ông được đánh giá là giản dị, tinh luyện mà tài hoa. Thơ chữ Nôm, ông có hai kiệt tác, đó là Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều) và Văn tế thập loại chúng sinh.
Có thể nói rằng Truyện Kiều là một dấu ấn, một ngôi sao sáng nhất trong các tác phẩm văn học của ông. Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch từ một câu chuyện của Trung Quốc và được nhân dân ta đón nhận một cách nồng nhiệt mà say sưa trong từng câu thơ. Bởi tác phẩm ấy như là một tiếng nói phản ánh lên các vấn đề của xã hội, số phận của những con người bị chà đạp, bị đẩy đến bước đường cùng của cuộc đời, đặc biệt là thân phận người phụ nữ qua nhân vật Kiều. Hiện nay, Truyện Kiều vẫn nắm giữ trong mình một lượng người đọc, người hâm mộ lớn. Tác phẩm còn được dịch sang nhiều thứ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung... Tổng thống Mỹ - Obama, một lần có chuyến thăm sang Việt Nam, ông đã dùng câu thơ trong Truyện Kiều để kết thúc bài phát biểu của mình:
"Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi."
Dễ thấy, tác phẩm văn học của ông " sâu sắc" đặc biệt như thế nào. Trong từng tác phẩm, câu văn, thơ chữ của ông đều toát lên tinh thần nhân đạo, những giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh một cách chân thực cuộc sống nhân dân. Nguyễn Du đã góp công to lớn trong việc làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế giàu có, ta có thể thấy rõ qua cách dùng từ tiếng Việt linh hoạt trong Truyện Kiều. Nghệ thuật trong miêu tả tâm lí nhân vật thật sắc bén mà dễ hiểu, dễ cảm thông.
Những đóng góp của Nguyễn Du cho nền văn học là rất lớn. Ông đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Du xứng đáng nhận được danh hiệu đó, bởi ông không chỉ những là một nhà thơ tài ba mà còn là một con người có tấm lòng nhân hậu sâu sắc, yêu nước thương dân, luôn khao khát một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học liên hệ thực tế.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để liên hệ thực tế
- Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Sưu tầm những bài viết hay về tác giả văn học để tham khảo mở rộng kiến thức và học hỏi thêm về cách viết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV có thể dành thời gian sưu tầm ở nhà qua
Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập
- GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
- Gợi ý: HS có thể sưu tầm qua internet, trên báo in, trên các sách….
- Hướng dẫn về nhà
+ Ôn tập bài học về nhà Cách đọc về một tác giả văn học
+ Soạn bài : Cách viết về một tác giả văn học
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- Phí giáo án: 350k/cả năm
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT TRƯỚC:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước