Giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời sáng tạo Chuyên đề 3 Bài 8: Cảm biến và bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng (5 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Vật lí 11 Chuyên đề 3 Bài 8: Cảm biến và bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng (5 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ III: MỞ ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ HỌC
BÀI 8: CẢM BIẾN VÀ BỘ KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN LÍ TƯỞNG (5 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân loại được cảm biến (sensor) theo: nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng, hiệu quả kinh tế.
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt.
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của sensor sử dụng: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt.
- Nêu được tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán (op-amp) lí tưởng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận trong quá trình thực hiện dự án học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận và nêu được ý tưởng, phương án để thực hiện dự án tìm hiểu cảm biến và bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng.
Năng lực vật lí:
- Nêu được mục đích và xây dựng ý tưởng thực hiện dự án nghiên cứu.
- Nêu được chức năng, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của các loại cảm biến.
- Nêu được khái niệm, chức năng, nguyên tắc hoạt động của điện trở phụ thuộc ánh sáng, điện trở nhiệt, cảm biến sử dụng điện trở phụ thuộc ánh sáng và cảm biến sử dụng điện trở nhiệt.
- Nêu được bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập qua việc thực hiện dự án tìm hiểu cảm biến và bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân – sẵn sàng chịu trách nhiệm về những quyết định và hành động của bản thân khi đưa ra kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
- Ảnh hoặc video được đề cập đến trong SCĐ: bảng thông tin kết quả tìm hiểu dự án nghiên cứu về cảm biến, hình ảnh cảm biến khoảng cách, hình ảnh minh họa ứng dụng của cảm biến khoảng cách sử dụng sóng siêu âm,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SCĐ Vật lí 11.
- Tư liệu, tranh ảnh, video,...liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn để HS có được khái niệm ban đầu về cảm biến.
- Nội dung: GV cho HS thảo luận về nguyên tắc hoạt động của cảm biến.
- Sản phẩm học tập: HS thảo luận về các câu hỏi trong phần khởi động của bài học, trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để nghiên cứu về cảm biến và bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Nhà thông minh (Smart Home) là nhà được thiết kế để người dùng có thể kiểm soát các chức năng như bảo mật, nhiệt độ, ánh sáng,…nhờ các thiết bị được điều khiển tự động. Một trong các thiết bị đóng vai trò quan trọng để điều khiển tự động là các cảm biến.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vậy, cảm biến là gì và nguyên tắc hoạt động của chúng ta sao? Nếu tín hiệu từ cảm biến quá nhỏ, không đủ để hệ thống hoạt động thì phải xử lí như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi phần Mở đầu và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 8: Cảm biến và bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Xây dựng ý tưởng dự án và quyết định chủ đề
- Mục tiêu: HS xác định được mục đích và xây dựng ý tưởng thực hiện dự án.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để xác định được mục đích và ý tưởng dự án tìm hiểu cảm biến.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, thông qua đó nêu được mục đích và ý tưởng dự án tìm hiểu cảm biến.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 5 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu SCĐ và hoàn thành nội dung Thảo luận 1 (SCĐ – tr42) Các hoạt động nào sau đây có thể sử dụng cảm biến? Chỉ ra loại cảm biến có thể sử dụng. a) Bật đèn khi cường độ sáng của không gian xung quanh đèn giảm đến một giá trị đã được cài đặt trước. b) Mở cửa sau khi xác nhận người đang đứng trước cửa thuộc danh sách được vào nhà. c) Thông báo sự xuất hiện cháy nổ, khói, rò rỉ ga trong nhà. d) Thông báo sự xuất hiện của người lạ trong nhà. e) Đóng mở cửa giếng trời f) Mở hệ thống tưới nước cho cây khi độ ẩm của đất giảm đến một giá trị đã được cài đặt trước. - Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt HS đến vấn đề thực tiễn về cảm biến để HS xác định được mục đích và ý tưởng dự án tìm hiểu cảm biến. - GV kết luận về kế hoạch thực hiện dự án và chiếu các mẫu tìm hiểu dự án. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SCĐ và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - HS thảo luận và xây dựng ý tưởng, lấp kế hoạch thực hiện dự án. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. *Thảo luận 1 (SCĐ – tr42) a) Cảm biến ánh sáng. b) Cảm biến vân tay. c) Cảm biến khí gas và cảm biến khói. d) Cảm biến hồng ngoại hoặc cảm biến chuyển động. e) Cảm biến mưa. f) Cảm biến độ ẩm đất. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. |
I . DỰ ÁN NGHIÊN CỨU 1. Xây dựng ý tưởng dự án và quyết định chủ đề - Mục đích: Phân loại một số cảm biến theo nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng và hiệu quả kinh tế, tìm hiểu một số tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng. - Vấn đề thực tiễn: Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay thì việc sử dụng các cảm biến cho hoạt động diễn ra của ngồi nhà và trong hoạt động cuộc sống là điều tất yếu. Việc lựa chọn phải được nghiên cứu kĩ, vừa đảm bảo hoạt động hiệu quả vừa phù hợp với nhu cầu và hiệu quả kinh tế. *Lập kế hoạch thực hiện dự án - Phân tích các hoạt động trong ngôi nhà hoặc trong đời sống có sử dụng cảm biến. - Tìm hiểu các nguồn tài liệu về các cảm biến được chọn. - Thiết lập danh mục các cảm biến được chọn. - Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí hoạt động của các loại cảm biến. - Thực hiện 2 video minh họa về nguyên tắc hoạt động của cảm biến. - Thống kê ứng dụng của bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng. - Xử lí thông tin và điền thông tin vào các Bảng 8.1, 8.2 và 8.3. (được đính kèm phía dưới hoạt động)
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bảng 8.1. Thông tin kết quả tìm hiểu dự án nghiên cứu về cảm biến
Bảng 8.2. Mô tả ngắn gọn nội dung trong các video thực hiện
Bảng 8.3. Thống kê ứng dụng của bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại cảm biến
- Mục tiêu: HS nêu được chức năng, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của các loại cảm biến.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để tìm hiểu về các loại cảm biến.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, thông qua đó nêu chức năng, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của các loại cảm biến và hoàn thành Bảng 8.1.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, điền thông tin vào Bảng 8.1 và hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: Nhóm 1: Tìm hiểu về cảm biến khoảng cách. Nhóm 2: Tìm hiểu về cảm biến tốc độ. Nhóm 3: Tìm hiểu về cảm biến gia tốc. Nhóm 4: Tìm hiểu về cảm biến lực. Nhóm 5: Tìm hiểu về cảm biến ánh sáng. - Sau khi trình bày về nội dung các nhóm đã tìm hiểu, GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời các nội dung sau: + Thảo luận 2 (SCĐ – tr45): Vì sao cảm biến khoảng cách sử dụng siêu âm có thể phát hiện được sản phẩm bị móp, méo hoặc nứt trên băng chuyền? + Thảo luận 3 (SCĐ – tr45): Tìm hiểu đặc điểm của máy xác định tốc độ từ xa dùng tia laser và so sánh với máy xác định tốc độ dùng sống radar. + Thảo luận 4 (SCĐ – tr47): Tìm hiểu và trình bày cấu tạo của diode quang trong cảm biến ánh sáng. + Luyện tập (SCĐ – tr47): Trong nhà máy sản xuất nước giải khát có ga, để đảm bảo quy tắc an toàn, ta phải kiểm soát được nhiệt độ máy trong quá trình pha chế nguyên liệu, theo dõi lưu lượng và áp suất khí CO2 do máy pha chế đồ uống tạo ra và mực nước giải khát được bơm vào trong chai. Hãy thảo luận nhóm để phân loại các cảm biến đo nhiệt độ, áp suất, lưu lượng và mức chất lỏng hay rắn trong bình chứa được sử dụng trong công nghiệp theo nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng và hiệu quả kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SCĐ và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. *Thảo luận 2 (SCĐ – tr45) Với các sản phẩm bị lỗi này thì đường đi của sóng phản xạ sẽ khác, các khoảng cách mà cảm biến đi được không thuộc bộ dữ liệu đã được ghi nhận với sản phẩm bình thường, lúc này cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến bộ phận khác có nhiệm vụ loại sản phẩm này ra. *Thảo luận 3 (SCĐ – tr45) - Máy đo tốc độ từ xa dùng tia laser: Thông qua đo khoảng thời gian kể từ lúc phát ra tia laser đến khi tia laser quay lại máy sau khi đã phản xạ trên phương tiện giao thông để tính ra tốc độ. - Máy dùng sóng radar: trên máy có một radar phát sóng vô tuyến có tần số xác định. Khi một phương tiện giao thông tiến vào vùng sóng này sẽ ngay lập tức tạo ra một sóng vô tuyến phản xạ quay trở lại máy. Sóng phản xạ này có tần số khác sóng tới do khoảng cách tương đối giữa phương tiện và radar thay đổi. Mức tăng hay giảm phụ thuộc vào tốc độ của phương tiện nên có thể xác định tốc độ từ độ biến thiên của tần số.. *Thảo luận 4 (SCĐ – tr47) Cũng như diode chỉnh lưu, diode quang có cấu tạo là lớp chuyển tiếp p - n. Lớp này được tạo thành khi người ta pha các tạp chất một cách thích hợp vào các phần khác nhau của một mẫu bán dẫn, kết quả là tạo ra trong mẫu hai phần bán dẫn loại p (lỗ trống là hạt tải điện đa số) và loại n (electron là hạt tải điện đa số) tiếp xúc với nhau. Lớp này có điện trở lớn vì hầu như không có hạt tải điện tự do. Diode chỉnh lưu dùng để chuyển dòng điện xoay chiều thành một chiều vì lớp chuyển tiếp chỉ dẫn điện tốt theo một chiều từ p sang n. Diode quang dùng làm cảm biến ánh sáng vì lớp chuyển tiếp có thể dẫn điện theo chiều từ n sang p khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào (do các cặp electron – lỗ trống được tạo thêm). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. |
II. CẢM BIẾN (SENSOR) - Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lí và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. 1. Cảm biến khoảng cách - Là thiết bị cảm nhận và biến đổi khoảng cách từ vị trí đặt cảm biến đến vật thể thành tín hiệu điện. - Cảm biến khoảng cách có thể hoạt động dựa vào nhiều nguyên lí: phát – thu tia laser hoặc sóng siêu âm. - Cảm biến khoảng cách sử dụng tia laser giúp xác định khoảng cách tới một điểm,… - Ứng dụng: sử dụng ở cảng biển hoặc khu công nghiệm giúp bốc vác container chính xác, không va chạm,… - Có giá thành khoảng vài chục nghìn đồng. 2. Cảm biến tốc độ - Là thiết bị cảm nhận và biến đổi tốc độ của một vật chuyển đổi thành tín hiệu điện. - Cảm biến tốc độ có thể hoạt động dựa vào một số nguyên lí sau: hiện tượng cảm ứng điện từ, hiệu ứng Doppler. - Ứng dụng: Kiểm soát tốc độ xe, máy xác định tốc độ từ xa. - Có giá thành khoảng vài trăm nghìn đồng. 3. Cảm biến gia tốc - Là thiết bị cảm nhận và biến đổi gia tốc của một vật chuyển động thành tín hiệu điện. - Có ba loại: áp điện, áp suất và điện dung. - Ứng dụng: + Sử dụng trong xe hơi để phát hiện tai nạn và điều khiển bung túi khí khi gia tốc vượt giới hạn an toàn. + Giúp điện thoại nhận biết hướng của gia tốc trong trường để điều khiển xoay màn hình. +… - Giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. 4. Cảm biến lực - Là thiết bị cảm nhận và biến đổi lực thành tín hiệu điện. - Có nhiều loại cảm biến đo lực, trong đó có cấu tạo dạng tấm mỏng chế tạo từ vật liệu áp điện. - Ứng dụng: Cân tải trọng ô tô, cân điện tử băng tải. - Giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng. 5. Cảm biến ánh sáng - Là thiết bị cảm nhận và biến đổi cường độ ánh sáng thành tín hiệu điện. - Cảm biến ánh sáng có nhiều loại như cảm biến ánh sáng sử dụng điện trở phụ thuộc ánh sáng, cảm biến ánh sáng sử dụng diode quang,… - Ứng dụng: sử dụng trong các thiết bị điều khiển từ xa, thiết bị điện tử, thiết bị y tế,… - Giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng. |
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời Chuyên đề 3 Bài 8: Cảm biến và, GA word chuyên đề Vật lí 11 ctst Chuyên đề 3 Bài 8: Cảm biến và, giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời sáng tạo Chuyên đề 3 Bài 8: Cảm biến và
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 kết nối tri thứcGiáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diều