Giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời sáng tạo Chuyên đề 1 Bài 2: Trường hấp dẫn (P1)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Vật lí 11 Chuyên đề 1 Bài 2: Trường hấp dẫn (P1) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: TRƯỜNG HẤP DẪN (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được lực hấp dẫn của Trái Đất luôn tồn tại.
  • Nêu được tính chất của trường hấp dẫn: Trường hấp dẫn là môi trường vật chất bao quanh một vật có khối lượng và là môi trường trung gian để truyền tương tác giữa các vật có khối lượng. Tính chất cơ bản của trường hấp dẫn là tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng khác đặt trong nó.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi thảo luận theo định hướng của GV.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến trường hấp dẫn, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
  • Nêu được tính chất của trường hấp dẫn: là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong nó.
  • Vận dụng được trường hấp dẫn để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
  • Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SCĐ: Hình ảnh thả một quả bóng tennis và một chiếc lông vũ, đường sức trường hấp dẫn của Trái Đất, quả táo rơi xuống mặt đất,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ Vật lí 11.
  • Tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn để hình thành cho HS nhu cầu cần nghiên cứu về trường hấp dẫn của các vật có khối lượng.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh/video về quả táo rơi xuống mặt đất, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời để HS quan sát, thảo luận về trường hấp dẫn.
  4. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về các câu hỏi trong phần khởi động của bài học, trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để nghiên cứu về trường hấp dẫn của các vật có khối lượng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video/hình ảnh về các ví dụ về lực hấp dẫn cho HS quan sát.

+ Hình ảnh quả táo rơi xuống mặt đất (hình 2.1a).

+ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

(link video)

+ Các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

(link video)

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Tại sao quả táo rơi xuống đất khi rời cành cây? Tại sao Mặt Trăng và các hành tinh có thể duy trì được quỹ đạo chuyển động của chúng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Trường hấp dẫn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được các ví dụ chứng tỏ sự tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi để đưa ra ví dụ chứng tỏ về sự tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, thông qua đó nêu được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại lực dẫn dẫn của Trái Đất.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (hình 2.1b) và hình ảnh thả một quả bóng tennis và một chiếc lông vũ (hình 2.2) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Hãy đưa ra ví dụ chứng tỏ về sự tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời nội dung Thảo luận (SCĐ – tr10)

1. Dùng tay ném quả bóng tennis lên cao, em hãy mô tả chuyển động của quả bóng. Giải thích tại sao quả bóng không thể bay lên cao mãi.

2. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng đóng vai trò gì trong việc giữ cho Mặt Trăng không rời xa Trái Đất?

- GV tổng kết kiến thức về lực hấp dẫn của Trái Đất.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời nội dung Luyện tập (SCĐ – tr11)

Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

1. LỰC HẤP DẪN CỦA TRÁI ĐẤT

- Ví dụ về lực hấp dẫn:

+ Chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất là một ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng, khi này lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm.

+ Khi ta thả một quả bóng tennis và một chiếc lông vũ, quả bóng tennis sẽ rơi nhanh xuống đất, chiếc lông vũ ban đầu có thể bay lên do tác dụng của gió, nhưng cuối cùng vẫn rơi xuống.

+…

 

*Trả lời Thảo luận 1 (SCĐ – tr10)

- Ta không thể dùng tay để ném một quả bóng tennis sao cho bóng luôn bay lên cao. Tay ta không đủ lực để cung cấp cho quả bóng một tốc độ ban đầu đủ lớn để có thể bay đến độ cao cần thiết như các vệ tinh nhân tạo. Do đó, quả bóng tennis luôn chịu tác dụng của lực hấp dẫn Trái Đất và làm nó rơi xuống mặt đất.

*Trả lời Thảo luận 2 (SCĐ – tr10)

- Trong quá trình chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng đóng vai trò lực hướng tâm.

*Trả lời Luyện tập (SCĐ – tr11)

- Ví dụ: Khi nhảy lên thì ta không lơ lửng trên không trung mà luôn bị hút ngược trở lại mặt đất;…

---------------------Còn tiếp------------------------


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời Chuyên đề 1 Bài 2: Trường hấp dẫn, GA word chuyên đề Vật lí 11 ctst Chuyên đề 1 Bài 2: Trường hấp dẫn, giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời sáng tạo Chuyên đề 1 Bài 2: Trường hấp dẫn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI