Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này...
CHUẨN BỊ
Yêu cầu:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu truyện ngắn, các em cần lưu ý:
+ Tóm tắt nội dung văn bản (Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?,...)
+ Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn miêu tả ở những phương diện nào (ngoại hình, lời nói, hành động, tâm trạng và mối quan hệ với các nhân vật khác,…)?
+ Ngôn ngữ kể chuyện (trần thuật) có gì đặc sắc?
+ Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm của bản thân để hiểu sâu sắc về truyện và hiểu chính mình.
- Đọc trước văn bản Tôi đi học, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thanh Tịnh.
- Khi đọc truyện:
+ Tóm tắt: Truyện ngắn "Tôi đi học" được kể lại theo trình tự thời gian, men theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" với kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường. Trong truyện là chất thơ bàng bạc chen lẫn những cảm xúc háo hức, hồi hộp, bất ngờ của nhân vật "tôi" với những hình ảnh thân quen như: con đường, sách vở, quần áo mới, bạn học mới,...Đó là những hình ảnh vừa xa lạ nhưng cũng vừa gần gũi, trang nghiêm giúp nhân vật "tôi" tự tin bước vào ngày học đầu tiên.
+ Nhân vật chính là nhân vật “tôi”. Nhân vật ấy được nhà văn miêu tả qua các phương diện: lời nói, hành động, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật.
+ Ngôn ngữ trần thuật trong truyện bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện quan điểm của tác giả đối với cuộc sống của nhân vật được miêu tả.
+ Cảm xúc ngày đầu tiên đi học: Cái ngày đầu tiên đi học tôi đã trải qua cảm lo lắng, ở một môi trường mới với những con người xa lạ, nhớ nhung cha mẹ, và có chút sợ hãi vì sợ bản thân không hòa nhập được với mọi người.
- Nhà văn Thanh Tịnh: Sinh năm 1911 mất năm 1988, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. Những sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo với nhiều tác phẩm đặc sắc: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)… Năm 2007, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 1 Tôi đi học
Bình luận