Trong trồng trọt hiện nay, đặc biệt là trồng cây cảnh, người ta thường sử dụng phân vi sinh. Vậy phân vi sinh là gì?
Bài tập 75. Trong trồng trọt hiện nay, đặc biệt là trồng cây cảnh, người ta thường sử dụng phân vi sinh. Vậy phân vi sinh là gì? Cơ chế tác dụng của nó đối với đất trồng như thế nào? Nêu ưu, nhược điểm của phân bón vi sinh so với phân bón tổng hợp.
Phân vi sinh: là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường đất. Trong quá trình sản xuất, các vi sinh vật được pha trộn với phân bón và nguyên liệu hữu cơ. Nhờ vậy vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, nấm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn và dinh dưỡng được phân giải giúp cây trồng hấp thụ nhanh sau khi bón.
Cơ chế tác dụng của phân vi sinh đối với đất trồng: Phân vi sinh thường dùng bón lót để cải tạo và phục hồi đất trước khi gieo trồng. Các vi sinh vật trong phân có vai trò sản xuất ra chất mùn để kết dính hình thành kết cấu đất. Nhờ đó mà đất sẽ trở nên màu mỡ và tơi xốp hơn, có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển.
Ưu điểm của phân bón vi sinh:
- Cung cấp vào trong đất các vi sinh vật phân giải đạm; lân để trực tiếp cung cấp các chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng.
- Cải tạo đất, tăng lượng mùn và độ phì nhiêu trong đất giúp đất tơi xốp, không bị bạc màu.
- Tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng từ việc bổ sung các nguồn vi sinh vật có lợi
- Kích thích sinh trưởng cây trồng góp phần nâng cao chất lượng nông sản.
- Giảm hàm lượng chất hóa học trong nông sản; thân thiện với môi trường từ đó hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Nhược điểm của phân bón vi sinh:
- Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..) cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố đinh đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ đậu,….
- Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nền cần bón bổ sung thêm phân bón hưu cơ để làm thức ăn cho VSV, khiến tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.
- Hiệu quả chậm nên phải dùng số lượng lớn và thường được sử dụng để bón lót với liều lượng thích hợp.
- Việc ủ phân bón vi sinh ở dạng thủ công có thể gây ra mất cảnh quan và phát tán mùi hôi.
Bình luận