Giải SBT sinh học 10 kết nối chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào

Hướng dẫn giải chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào trang 33 SBT sinh học 10 kết nối tri thức. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Tế bào lấy các chất tan trong dung dịch bằng cách màng tế bào lõm vào bên trong hình thành nên túi vận chuyển bao bọc lấy giọt dung dịch rồi tách rời khỏi màng vào bên trong tế bào chất. Quá trình này được gọi là: 

  • A. khuếch tán có hỗ trợ
  • B. nhập bào nhờ thụ thể
  • C. ẩm bào
  • D. vận chuyển thụ động

Bài tập 2. Quá trình nào dưới đây bao hàm tất cả các quá trình còn lại?

  • A. Thẩm thấu.
  • B. Khuếch tán.
  • C. Vận chuyển thụ động.
  • D. Vận chuyển một loại ion xuôi chiều gradien điện hóa.

Bài tập 3. Những phát biểu nào dưới đây về các protein vận chuyển ở màng tế bào là đúng?

  • A. Khi protein kênh vận chuyển các chất qua màng, nó phải thay đổi cấu hình.
  • B. Protein mang chỉ đơn giản tạo lỗ trên màng để cho những chất có kích thước phù hợp đi qua.
  • C. Tế bào có thể điều chỉnh các chất ra, vào tế bào bằng các tín hiệu đóng, mở kênh.
  • D. Sự thay đổi cấu hình của protein trong quá trình vận chuyển các chất luôn tiêu tốn năng lượng.

Bài tập 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Thẩm thấu là sự khuếch tán của chất tan ra, vào tế bào.
  • B. Khuếch tán là sự di chuyển của chất tan theo một hướng từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
  • C. Các phân tử nước khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
  • D. Trong quá trình khuếch tán, các phân tử di chuyển theo mọi hướng, cuối cùng dẫn đến sự phân bố đồng đều các chất tan trong dung dịch.

Bài tập 5. Những giải thích nào dưới đây về các loại khuếch tán là đúng?

  • A. Khuếch tán tăng cường là kiểu khuếch tán cần tiêu tốn năng lượng.
  • B. Khuếch tán đơn giản là kiểu khuếch tán của các chất kị nước qua màng tế bào.
  • C. Khuếch tán tăng cường không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ.
  • D. Khuếch tán đơn giản là sự di chuyển của các chất qua lớp kép phospholipid.

Bài tập 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Sự dung hợp của túi tiết với màng tế bào để giải phóng các chất ra ngoài tế bào là một kiểu xuất bào.
  • B. Sự vận chuyển những chất hoặc vật có kích thước lớn vào trong tế bào qua màng sinh chất không cần tiêu tốn năng lượng.
  • C. Sự biến dạng màng tế bào bao bọc lấy chất tan rồi đưa chúng vào trong tế bào gọi là sự thực bào.
  • D. Thực bào, ẩm bào hoặc xuất bào đều thuộc loại vận chuyển thụ động.

Bài tập 7. Tại sao các phân tử tín hiệu ngoại bào (như aldosterone) tan được trong lipid, xâm nhập được qua màng tế bào của mọi tế bào nhưng chỉ gây đáp ứng ở tế bào đích?

  • A. Chỉ tế bào đích mới chứa đoạn DNA đích tương tác trực tiếp với aldosterone.
  • B. Thụ thể nội bào đặc hiệu aldosterone chỉ có ở tế bào đích.
  • C. Chỉ ở tế bào đích, aldosterone mới có thể hoạt hóa chuỗi phản ứng phosphoryl hóa dẫn đến hoạt hóa các gene.
  • D. Chỉ tế bào đích chứa enzyme phân giải aldosterone.

Bài tập 8. Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích

  • A. bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất.
  • B. bằng cách liên kết với thụ thể trên màng tế bào.
  • C. làm thay đổi sự hoạt động của gene.
  • D. làm thay đổi hoạt tính của enzyme.

Bài tập 9. Những phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tín hiệu trong tế bào là đúng?

  • A. Tín hiệu được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tín hiệu.
  • B. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.
  • C. Thụ thể có thể là kênh vận chuyển ion qua màng được mở bởi các tín hiệu phù hợp.
  • D. Mỗi tín hiệu chỉ được truyền bởi một chuỗi các phân tử truyền tín hiệu.

Bài tập 10. Một tế bào có đáp ứng với một tín hiệu hay không phụ thuộc vào

  • A. tín hiệu có đi vào được tế bào hay không.
  • B. tín hiệu có hiệu kết được với các trình tự DNA đích hay không.
  • C. con đường chuyển đổi tín hiệu trong tế bào có phù hợp hay không.
  • D. thụ thể tế bào có tương thích với tín hiệu hay không.

Bài tập 11. Đáp ứng của tế bào đích khi nhận tín hiệu có thể là:

  • A. thay đổi hoạt tính enzyme.
  • B. thay đổi sự biểu hiện của các gene.
  • C. đóng hay mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào.
  • D. cả A, B và C.

Bài tập 12. Giải thích nào dưới đây về quá trình truyền tin bên trong tế bào là đúng?

  • A. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào được chuyển đổi thành tín hiệu bên trong tế bào.
  • B. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào trực tiếp hoạt hóa hoặc bất hoạt một gene nào đó trong tế bào.
  • C. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào có thể mở một số kênh vận chuyển trên màng tế bào.
  • D. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tin bên trong tế bào.

Bài tập 13. Một tế bào giả định bên trong chứa chất A với nồng độ [0,03M], chất B [0,02M] được đặt trong một bình dung dịch có chứa chất A [0,01M], B [0,01M], C [0,01M] và chất D[0,01M]. Hãy cho biết các phân tử nước, phân tử chất A, B, C và D ra, vào tế bào theo chiều hướng nào nếu chất A không thể khuếch tán qua màng tế bào, còn chất B, C và D có thể khuếch tán qua màng.

Bài tập 14. Nhiều loại protein vận chuyển trên màng tế bào không chỉ vận chuyển từng chất riêng rẽ mà có thể vận chuyển hai chất cùng lúc. Người ta gọi quá trình này là đồng vận chuyển. Tế bào thực vật có kênh protein đồng vận chuyển H+ cùng với đường sucrose vào trong tế bào theo cách khi H+ khuếch tán qua kênh xuôi chiều gradient điện hóa (từ bên ngoài tế bào có nồng độ H+ cao hơn vào bên trong tế bào nơi nồng độ H+ thấp hơn). Để duy trì được nồng độ H+ ở bên ngoài tế bào cao hơn so với bên trong tế bào (chênh lệch gradietn điện hóa), tế bào cần sử dụng bơm proton để bơm H+ ra ngoài tế bào. Theo em, kiểu đồng vận chuyển như vậy thuộc loại vận chuyển nào? Giải thích.

Bài tập 15. Glucose được vận chuyển vào trong tế bào mỡ nhờ protein vận chuyển có tên là GLUT 4. Trong một nghiên cứu về tốc độ vận chuyển glucose qua màng tế bào mỡ, người ta thấy trung bình một tế bào có thể vận chuyển với tốc độ tối đa khoảng 1 x 10phân tử/giây khi tế bào được tiếp xúc với insulin. Cũng trong điều kiện tương tự, nhưng khi không được tiếp xúc với insulin thì tốc độ vận chuyển tối đa glucose vào trong tế bào chỉ khoảng 1 x 10phân tử/giây. Hãy giải thích insulin làm tăng tốc độ vận chuyển glucose vào trong tế bào bằng cách nào.

Bài tập 16. Tế bào gan động vật là nơi chứa nhiều glucose. Khi nồng độ glucose trong tế bào cao hơn so với nồng độ glucose trong dịch mô thì làm thế nào tế bào có thể lấy thêm được glucose vào trong tế bào?

Bài tập 17. Vẽ đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa sự gia tăng nồng độ chất tan bên ngoài tế bào với tốc độ vận chuyển chất tan vào trong tế bào qua màng kép phospholipid và qua kênh protein.

Bài tập 18. Trao đổi khí O2 và CO2 ở các tế bào niêm mạc phổi của người chỉ đơn giản bằng sự khuếch tán qua màng. Nếu như sự khuếch tán qua kênh protein hiệu quả hơn so với khuếch tán qua lớp phospholipid thì tại sao các tế bào niêm mạc phổi lại không sử dụng kiểu vận chuyển này? Giải thích.

Bài tập 19. Tại sao tế bào hồng cầu của người không có dạng hình cầu mà lại có dạng hình đĩa lõm hai mặt?

Bài tập 20. Một loại phân tử tín hiệu thuộc loại tan trong nước. Hãy cho biết thụ thể tiếp nhận tín hiệu này ở đâu trong tế bào nhận tín hiệu. Giải thích.

Bài tập 21. Protein vận chuyển được tìm thấy ở tất cả các loại màng sinh học. Hãy đưa ra giả thuyết về sự tiến hóa của các phân tử protein vận chuyển này. Liệu chúng xuất hiện sớm hay muộn trong quá trình tiến hóa của tế bào. Biện luận để bảo vệ giả thuyết của em.

Bài tập 22. Epinephrine tác động lên tế bào cơ tim làm cho tế bào tiêu thụ nhiều glucose, co nhanh hơn và tăng nhịp tim. Tuy vậy, đối với tế bào cơ bao xung quanh phổi và đường dẫn khí thì epinephrine lại gây nên đáp ứng ngược lại (làm tế bào cơ dãn ra cho phép nhiều khí hơn đi vào phổi). Hãy giải thích tại sao cùng một loại tín hiệu (epinephrine) lại gây nên đáp ứng khác nhau ở các tế bào cơ tim và tế bào cơ bao quanh phổi và đường hô hấp.

Bài tập 23. Vẽ bản đồ khái niệm kết nối các khái niệm: hormone steroid, nhân tế bào, dịch mã, thụ thể, phiên mã, truyền tin tế bào.

Bài tập 24. Vẽ sơ đồ tế bào với các khái niệm: ATP, protein vận chuyển, gradient nồng độ, protein kênh, protein mang, protein bám màng, protein xuyên màng, bão hòa kênh, thụ thể, ion, xuất bào, lưới nội chất hạt, ribosome, bộ máy Golgi, túi tiết, màng sinh chất.

Từ khóa tìm kiếm: giải sbt sinh học 10 sách mới, giải sinh học 10 kết nối tri thức, giải sinh học 10 kntt, giải sinh học 10 KNTT chương 3 trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào, giải chương 3 trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào

Bình luận

Giải bài tập những môn khác