Giải SBT sinh học 10 kết nối chương 6: Sinh học vi sinh vật

Hướng dẫn giải chương 6: Sinh học vi sinh vật trang 62 SBT sinh học 10 kết nối tri thức. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm vi sinh vật?

A. Nấm hương             B. Vi khuẩn lactic            

C. Tảo silic                   D. Trùng roi

Bài tập 2. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nhóm vi sinh vật?

A. Sinh trưởng nhanh          B. Phân bố rộng                  

C. Sinh sản nhanh               D. Sinh khối nhỏ

Bài tập 3. Sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật là: 

A. sự tăng kích thước cơ thể.                  B. sự tăng kích thước tế bào.

C. sự tăng số lượng tế bào.                     D. sự tăng khối lượng tế bào.

Bài tập 4. Nhóm vi sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật nhân sơ?

A. Tảo đơn bào, nguyên sinh động vật .

B. Vi nấm, động vật đa bào kích thước hiển vi.

C. Vi nấm, vi tảo, vi khuẩn.

D. Vi khuẩn, Archaea.

Bài tập 5. Nhóm sinh vật nào sau đây có số lượng nhiều nhất trên Trái Đất?

A. Vi khuẩn.             B. Tảo.            C. Động vật nguyên sinh.            D. Nấm.

Bài tập 6. Có bao nhiêu ý sau là đúng khi nói về các vi sinh vật cực đoan?

(1) Là nhóm vi sinh vật có khả năng sống được trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

(2) Hầu hết chúng thuộc nhóm Archaea.

(3) Chúng có khả năng chịu được độ mặn rất cao nhưng lại không thể sống ở dưới đáy biển sâu.

(4) Đa số chúng là sinh vật nhân thực.

A. (1), (3).               B. (1), (5).                 C. (1), (2).                   D. (4), (5).

Bài tập 7. Các vi sinh vật tự dưỡng có khả năng

A. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ.

B. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ ánh sáng mặt trời và hệ sắc tố quang hợp.

C. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ các phản ứng oxy hoá các chất vô cơ.

D. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ nguồn năng lượng ánh sáng và các chất vô cơ.

Bài tập 8. Các vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thuộc nhóm

A. hoá tự dưỡng          B. quang tự dưỡng        

C. hoá dị dưỡng          D. quang dị dưỡng

Bài tập 9. Sinh vật hoá dưỡng có đặc điểm nào sau đây?

A. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ.

B. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.

C. Sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng oxi hoá khử.

D. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.

Bài tập 10. Nguồn năng lượng của các sinh vật quang dưỡng là

A. các chất vô cơ.

B. các chất hữu cơ.

C. ánh sáng.

D. các chất hoá học vô cơ hoặc hữu cơ.

Bài tập 11. Nhóm vi sinh vật nào dưới đây có nguồn năng lượng và carbon đều là chất hữu cơ?

A. Quang tự dưỡng.         B. Quang dị dưỡng.        

C. Hoá dị dưỡng.              D. Hoá tự dưỡng.

Nhóm vi Sinh vật nào dưới Đây đó là nhg

Bài tập 12. Điền các cụm từ thích hợp thay cho các số trong sơ đồ phân chia các nhóm vi sinh vật dưới đây:

Điền các cụm từ thích hợp thay cho các số trong sơ đồ phân chia các nhóm vi sinh vật dưới đây

Bài tập 13. Quan sát cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương trong hình dưới đây, hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng.

A. Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào gồm nhiều lớp peptidoglycan, còn thành tế bào vi khuẩn Gram âm chỉ có một lớp mỏng peptidoglycan.

B. Các kênh protein có cả ở thành tế vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.

C. Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm dày, còn thành tế bào của vi khuẩn Gram dương mỏng.

D. Vi khuẩn Gram âm có thành tế bào cấu tạo chủ yếu từ peptidoglycan, trong khi vi khuẩn Gram dương có thành  tế bào cấu tạo chủ yếu từ phospholipid.

Bài tập 14. Loại sinh vật nào có thể sử dụng các chất hóa học vô cơ làm nguồn năng lượng và nguồn carbon?

A. Quang tự dưỡng.         B. Hoá tự dưỡng.       

C. Quang dị dưỡng.         D. Hoá dị dưỡng.

Bài tập 15. Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp và kết quả vào cột C.

Cột A – Hình thức dinh dưỡng

Cột B – Nguồn năng lượng và nguồn carbon

Cột C – Câu trả lời

1. Quang tự dưỡng

a) Chất vô cơ và CO2, HCO3- hoặc các chất tương tự

1 -

2. Quang dị dưỡng

b) Ánh sáng và CO2, HCO3- hoặc các chất tương tự

2 -

3. Hóa tự dưỡng

c) Ánh sáng và chất hữu cơ

3 -

4. Hóa dị dưỡng

d) Chất hữu cơ

4 -

Bài tập 16. Điền chữ Đ (Đúng), chữ S (Sai) vào ô phù hợp bên cạnh các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng/Sai

a) Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi

 

b) Vi sinh vật có tốc độ tăng trưởng nhanh

 

c) Vi sinh vật thích ứng nhanh với điều kiện môi trường

 

d) Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng tự dưỡng

 

e) Phạm vi phân bố của vi sinh vật rất rộng

 

g) Vi sinh vật chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt

 

Bài tập 17. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ (...) được đánh số trong các câu sau:

Các nhà khoa học nghi ngờ trong một mẫu đất có một loại vi sinh vật có khả năng kháng sinh. Để bắt đầu nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp (1) … để tách vi sinh vật có trong đất thành các (2) … mọc riêng rẽ trên môi trường thạch mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường. Sau đó, vi sinh vật được (3) …trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Bài tập 18. Để xác định vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm hay Gram dương, làm cơ sở cho việc sử dụng thuốc điều trị phù hợp, nâng cao hiệu quả chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Nhuộm đơn.             B. Soi tươi.            C. Nhuộm Gram.             D. Nhuộm kép.

Bài tập 19. Sắp xếp các bước trong quy trình nhuộm Gram dưới đây theo đúng trình tự và chú thích vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương vào hình.

Sắp xếp các bước trong quy trình nhuộm Gram dưới đây theo đúng trình tự và chú thích vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương vào hình

Bài tập 20. Vi khuẩn nitrate sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn carbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là 

A. quang dị dưỡng.            B. hoá dị dưỡng.            C. quang tự dưỡng.            D. hoá tự dưỡng.

Bài tập 21. Vi khuẩn quang dị dưỡng sử dụng

A. ánh sáng làm nguồn năng lượng và CO2 làm nguồn carbon.

B. ánh sáng làm nguồn năng lượng và chất hữu cơ làm nguồn carbon.

C. N2 làm nguồn năng lượng CO2 làm nguồn carbon.

D. CO2 vừa là nguồn năng lượng vừa là nguồn carbon.

Bài tập 22. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?

A. 1               B. 2               C. 3               D. 4

Bài tập 23. Thành phần nào sau đây của tế bào vi khuẩn quyết định kết quả nhuộm Gram?

A. Màng tế bào.           B. Lông và roi.           C. Lông nhung và pili.           D. Peptidoglycan.

Bài tập 24. Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân sơ?

A. Cố định đạm.         

B. Sinh sản phân đôi.         

C. Quang hợp.         

D. Sinh sản nảy chồi.

Bài tập 25. Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc có bao nhiêu vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng?

A. 1.                B. 2.                C. 3.                 D. 4.

Bài tập 26. Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách nào?

A. Nhập bào.

B. Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.

C. Vận chuyển qua các kênh màng.

D. Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.

Bài tập 27. Điền vào chỗ (...) trong câu sau:

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về ….......... trong quần thể.

Bài tập 28. Ở một loài vi khuẩn, nếu bắt đầu nuôi 1300 tế bào thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 10400 tế bào. Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên.

Bài tập 29. Môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. Môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật.

B. Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới.

C. Môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.

D. Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

Bài tập 30. Môi trường nuôi cấy liên tục là

A. môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật.

B. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới.

C. môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.

D. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

Bài tập 31. Trong nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của vi khuẩn gồm mấy pha cơ bản?

A. 1.                     B. 2.                     C. 3.                      D. 4.

Bài tập 32. Tại sao ở pha suy vong, số lượng tế bào trong quần thể lại giảm?

Bài tập 33. Trong nuôi cấy liên tục, sự gia tăng kích thước của quần thể theo thời gian có dạng đồ thị nào?

A. Parabol.                 B. Đối xứng.               

C. Chữ S.                   D. Chữ M.

Bài tập 34. Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Giữa pha lũy thừa. 

B. Cuối pha cân bằng.

C. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.

D. Đầu pha suy vong.

Bài tập 35. Quan sát hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Quan sát hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau

a) Đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy nào?

b) Chú thích cho các pha được đánh số trên hình và nêu đặc điểm của mỗi pha.

Bài tập 36. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất?

A. Pha tiềm phát.           B. Pha lũy thừa.         

C. Pha cân bằng.           D. Pha suy vong.

Bài tập 37. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có số lượng vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh nhất?

A. Pha tiềm phát.         B. Pha lũy thừa.       

C. Pha cân bằng.         D. Pha suy vong.

Bài tập 38. Biện pháp ướp muối, ướp đường để bảo quản thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây dưới sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

A. Chất dinh dưỡng.         B. Độ ẩm.       

C. Độ pH.                          D. Áp suất thẩm thấu.

Bài tập 39. Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

A. Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vi sinh vật.

B. Ướp muối, ướp đường thực phẩm.

C. Phơi khô, sấy khô thực phẩm.

D. Lên men.

Bài tập 40. Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là:

A. phân đôi.                         B. nảy chồi.                         

C. hình thành bào tử.          D. phân mảnh.

Pages

Từ khóa tìm kiếm: giải sbt sinh học 10 sách mới, giải sinh học 10 kết nối tri thức, giải sinh học 10 kntt, giải sinh học 10 KNTT chương 6 sinh học vi sinh vật, giải chương 6 sinh học vi sinh vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác