Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại: - Mày đã “làm xe" lần nào chưa? - Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả. Trong “Cạm bẫy người:” của Vũ Trọng
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:
- Mày đã “làm xe" lần nào chưa?
- Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả.
Trong “Cạm bẫy người:” của Vũ Trọng Phụng - một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: “Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.”
Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?
- Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang: “làm xe” có nghĩa làm nghề kéo xe chở người. Tác dụng: Biệt ngữ này và cả đoạn hội thoại cho thấy sự khinh miệt đối với cái nghề “làm xe” hèn kém, qua đó bức tranh cuộc sống khốn khó được tái hiện chân thực hơn thông qua ngôn từ.
- Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng: “chim mòng” có nghĩa là người chơi bạc, “nhà đi săn” có nghĩa chủ sòng bạc, “viên đạn” nghĩa là đồng bạc, tiền. Tác dụng: Vũ Trọng Phụng sử dụng biệt ngữ xã hội để lên án tệ nạn cờ bạc trong “Cạm bẫy người”. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.
- Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là xác định nghĩa của biệt ngữ để hiểu đúng nội dung của văn bản.
Bình luận