Trình bày kết quả thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nươc, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá; kết quả thí nghiệm trồng cây thủy canh và khí canh. Giải thích kết quả các thí nghiệm.

2. Kết quả và giải thích

Trình bày kết quả thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nươc, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Giải thích kết quả các thí nghiệm.


Chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ

Chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ

Kết quả:

  • Ống đối chứng không bị cạn nước.
  • Ông nghiệm số 3, ở cây có lá, mực nước bị giảm đi nhiều hơn so với ống nghiệm số 1.

Giải thích: Ở ống nghiệm 3, mực nước của ống nghiệm bị giảm đi đáng kể. Do cây có lá sẽ có động lực khiến cây thoát hơi nước nhiều hơn. Ở ống nghiệm 1, tuy cây không có lá nhưng mực nước vẫn bị giảm so với mực nước ban đầu, bởi vì trong cây có sự hấp thụ nước ở rễ, các tế bào lông hút sẽ vận chuyển nước từ bên ngoài vào trong cây và vận chuyển lên thân theo các dòng mạch gỗ.

Chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân:

Chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân

Kết quả: 

  • Cốc đối chứng không xuất hiện màu
  • Cốc nước màu đỏ, khi cắm hoa hồng vào, mạch gỗ trong thân, lá và phần hoa chuyển dần sang màu đó.
  • Cốc nước màu xanh, khi cắm hoa hồng vào, mạch gỗ trong thân, lá và phần hoa chuyển sang màu xanh

Giải thích: Cốc nước màu đỏ, khi cắm hoa hồng vào, mạch gỗ vận chuyển nước có màu đỏ lên thân cây, lên lá và hoa khiến cho mạch gỗ trong thân, lá và phần hoa chuyển dần sang màu đó. Cốc nước màu xanh, khi cắm hoa hồng vào, mạch gỗ vận chuyển nước có màu xanh lên thân cây, lên lá và hoa khiến cho mạch hỗ trong thân, lá và phần hoa chuyển sang màu xanh

Chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá

Chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá

Kết quả: Sau 30 phút quan sát thấy mảnh giấy từ màu xanh da trời chuyển dần sang màu tím. Trong đó, mảnh giấy kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu tím nhanh hơn mảnh giấy kẹp ở mặt trên của lá.

Giải thích:

  • Giấy tẩm CoCl2 khi ướt có màu tím, khi khô có màu xanh sáng. Giấy CoCl2 kẹp ở hai mặt của lá đều chuyển sang màu tím chứng tỏ có sự thoát hơi nước ở cả hai mặt của lá (hơi nước thoát ra làm ẩm giấy tẩm CoCl2 khiến giấy tẩm CoCl2 chuyển sang màu tím).
  • Tốc độ chuyển màu tím của giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá nhanh hơn vì: Khí khổng của lá phân bố cả ở hai mặt nhưng chủ yếu ở mặt dưới, mà sự thoát hơi nước của cây chủ yếu là qua khí khổng. Do đó, quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá rất nhiều nên thời gian giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá chuyển sang màu tím nhanh hơn.

 


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải Sinh 11 Kết nối bài 3: Thực hành Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, giải Sinh 11 Kết nối, giải Sinh 11 kntt, giải sinh 11 kết nối bài 3, giải bài Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác