Trình bày đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính ở nước ta. Phân tích đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit...

2. Ba nhóm đất chính

Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin mục 2 và quan sát hình 9.3, hãy:

CH1: Trình bày đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính ở nước ta.

CH2: Phân tích đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

CH3: Phân tích đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.


Câu 1.

Nhóm đất

Đặc điểm

Phân bố

Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên)

- Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

- Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ...).

Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên

Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu

Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên)

Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt,...

Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ...).

Câu 2.

  • Trong lâm nghiệp: Đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như thông, bạch đàn, xà cừ, keo,... và nhiều loại cây gỗ lớn khác, cụng cấp nguyên liệu cho cỏng nghiệp chế biến gỗ.
  • Trong nông nghiệp: Đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,... cây dược liệu như quế, hồi, sâm,... Ngoài ra, đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cảy ăn quả như bưởi, cam, vải, xoài, nhân, sầu riêng, chôm chôm,...

Câu 3.

  • Trong nông nghiệp: phù hợp sản xuất cây lương thực (lúa, ngô,...) , cây công nghiệp hàng năm (dâu tằm, thuốc lá, bông,...) và cây ăn quả.
  • Trong thủy sản: vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản như tôm, cua, cá; Các rừng ngập mặn ven biển, bãi triều ngập nước, cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thủy sản nước lợ và nước mặn (cá, tôm,...)

Trắc nghiệm Địa lý 8 kết nối bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác