Trình bày cách tính sai số tuyệt đối của phép đo. Liệt kê một số nguyên nhân gây ra sai số trong phương án thí nghiệm và đề xuất cách khắc phục.

Câu hỏi 2: Trình bày cách tính sai số tuyệt đối của phép đo. Liệt kê một số nguyên nhân gây ra sai số trong phương án thí nghiệm và đề xuất cách khắc phục.


– Cách tính sai số tuyệt đối của phép đo
+ Tiến hành do chu kì của sóng âm trong 3 lần do rồi ghi số liệu vào Bảng 10.1 SGK.
+ Tỉnh giá trị trung bình của chu kì sóng âm trong 3 lần đo: $\overline{T} = \frac{T_{1} + T_{2} + T_{3}}{3}$
+ Tính sai số tuyệt đối trung bình của phép đo chu kì sóng âm: 
$\overline{\Delta T}=\frac{|\overline{T}-T_{1}|+|\overline{T}-T_{2}|+|\overline{T}-T_{3}|}{3}$
Sai số tuyệt đối của phép đo chu kì sóng âm: $\Delta T=\overline{\Delta T}+\Delta T_{dc}$ trong đó $\Delta T_{dc}$ là sai số dụng cụ (thường được cung cấp bởi nhà sản xuất).
+ Tính tần số của sóng âm trong 3 lần do thông qua công thức: $f=\frac{1}{T}$
+ Tính giá trị trung bình của tần số sóng âm trong 3 lần đo: $\overline{f} = \frac{(f_{1} + f_{2} + f_{3})}{3}$
+ Sai số tuyệt đối của phép đo tần số sóng âm được tính bằng công thức: 
$\frac{\Delta f}{\overline{f}}=\frac{\Delta T}{\overline{T}}\Leftrightarrow \Delta f=\overline{f}\frac{\Delta T}{\overline{T}}$
– Một số nguyên nhân gây ra sai số trong thí nghiệm đo tần số sóng âm:
+ Tín hiệu đầu vào bị nhiều do yếu tố ngoại cảnh (âm thanh của gió, máy móc, người làm thí nghiệm,...).
+ Sai số đo các dụng cụ thí nghiệm (micro không nhạy, chốt cắm lỏng, màn hiển thị của dao động kí điện tử không chính xác...).
+Thao tác của người làm thí nghiệm (đọc số đo không đúng, chọn thang đo chưa hợp lí,..).
- Cách khắc phục:
+ Hạn chế gây ra âm thanh nhiều trong quá trình do.
+ Kiểm tra dụng cụ thí nghiệm trước khi đo, đảm bảo các dụng cụ hoạt động tốt.
+ Chọn thang đo phù hợp, điều chỉnh máy để tín hiệu hiển thị rõ nét trên màn hình (đường tín hiệu mảnh và sáng), quan sát và đọc số liệu cẩn thận,...


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác