Tìm đọc thêm ở nhà:

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

1. Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nghệ thuật.
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nghệ thuật.

2. Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhận vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
  • Cảm nghĩ của em.


1.

  • Sưu tầm 1

Mozart sinh ngày 27 tháng giêng năm 1756, tại Salzburg,  nước Áo – Austria. Nơi đây còn được gọi là thủ đô âm nhạc vì nó là cái nôi nuôi dưỡng nhiều thiên tài âm nhạc thế giới. Mozart, thần đông âm nhạc, thiên tài vĩ đại thế kỷ 18 đã sinh ra vào năm 1756 và trưởng thành từ cái nôi ấy.

Cha của Mozart là người chơi đàn Violon nổi tiếng. Ông đã từng là đội trưởng đội nhạc Hoàng Gia. Có thể nói, Mozart lớn lên trong một gia đình tràn đầy không khí âm nhạc. Trong nhà luôn luôn vang lên tiếng đàn. Tiếng hát, làm cho cậu bé Mozart từ lọt lòng đã biết cảm thụ âm nhạc. cậu thường im lặng ngồi hoặc nằm để thưởng thức các bản nhạc, lời ca. Cha mẹ rất yêu quí cậu bé, cha cậu thường vừa ẳm cậu, vừa chơi đàn. Điều làm cho cha cậu kinh ngạc là, một cậu bé còn chưa biết đi đã biết cảm thụ âm nhạc, biết phân biệt các nốt nhạc. Có lúc cậu bé cao hứng, tuột khỏi lòng mẹ, chạy lại cây đàn piano, vừa cười vừa gõ gõ phím đàn làm vang lên những âm thanh thánh thót. Vừa có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, vừa được sống trong môi trường âm nhạc sinh động, mới (4)3 tuổi cậu đã bộc lộ tài năng âm nhạc. Cậu có thể đàn các bản nhạc đơn giản, với tình cảm chứa chan. Tuy nhiên vì cậu còn quá nhỏ, cha cậu cũng không chú ý lắm đến khả năng âm nhạc của cậu.

(3)Có một hôm, chị của Mozart (hơn Mozart 5 tuổi) đang tập chơi một bản nhạc khá phức tạp. Do bản nhạc quá khó, Maria Anna tập mãi vẫn chưa thành thục. Ông bố đứng bên cạnh sửa từng lỗi cho Maria Anna. Lúc đó Mozart mới 3 tuổi cũng nằm trên đi văng và im lặng lắng nghe, cố gắng nhớ kỹ những lời chỉ dẫn hết sức tinh vi của cha đối với chị. Tiếng nhạc trầm bổng đã làm cậu bé mê mẩn. Đến tối, Maria Anna đã luyện được tương đối khá, ông bố mới nhè nhẹ vỗ vai con gái khen ngợi, rồi cho phép nghỉ đàn để chuẩn bị ăn tối. Bất chợt Mozart chạy lại ôm lấy chân bố, nói: “Bố ơi, con muốn chơi bản nhạc mà vừa rồi chị Maria Anna đã đàn ấy!” Ông bố vội bế cậu bé lên, vừa cười vừa nói: “Con hãy nhìn những ngón tay bé nhỏ của con kìa ! Nó liệu có gõ nổi các phím đàn kêu lên thành tiếng không? Đợi khi con lớn bằng chị Maria Anna, cha sẽ dạy con đàn!”. Nói xong, ông thả Mozart xuống đất, rồi đi ra khỏi phòng. Mozart không chịu. Cậu nghĩ: “mình phải đàn được bản nhạc du dương này”.

Sau bữa ăn tối, cả gia đình còn ngồi lại phòng ăn nói chuyện. Bố Mozart lấy tờ báo, ngả người trên ghế và thoải mái lướt xem từng bản tin. Chẳng ai chú ý đến cậu bé Mozart đang lặng lẽ rời phòng ăn sang phòng tập đàn. Cậu rất khó khăn để leo lên ghế ngồi rồi vui vẻ đàn bản nhạc mà cậu đã chú ý lắng nghe một cách rất vui thích và chăm chú lúc buổi chiều. Mặc dù cậu bé chưa học nhạc lý, không biết đọc nốt nhạc, nhưng với trí nhớ đặc biệt tuyệt vời. Cậu đàn hết bản nhạc một cách lưu loát hầu như không có một lỗi sai nào. Ông bố đang đọc báo ở phòng ăn, sau khi lắng nghe tiếng đàn, hoan hỉ nói với vợ: “Em nghe xem, Maria Anna rất cố gắng,  con nó đàn đã tiến bộ nhiều rồi đấy!”. Nói xong, ông cầm đèn đi vào phòng tập đàn. Khi mở cửa phòng, ông kinh ngạc kêu lên: “Trời!” vì trông thấy cậu bé Mozart đang chơi đàn trong căn phòng tối om, mà lại chơi rất lưu loát, tiếng đàn rất hay, rất hấp dẫn, làm mọi người khó tin được. Mozart chạy lại, cậu thấy bố đang há hốc mồm kinh ngạc nhìn mình, liền nói khẽ: “Bố, con rất thích khúc nhạc này.” Bố Mozart cười sung sướng ôm cậu con thân yêu vào lòng, vừa hôn vừa nói: “Con lại đây, từ nay bố sẽ dạy con đàn.”

Thiên tài âm nhạc của Mozart bắt đầu nảy sinh và được phát hiện như thế đấy! Cậu nhỏ Mozart có tài năng âm nhạc hơn hẳn mọi người. Bất kỳ khúc nhạc nào, bất kỳ kĩ thuật đàn khó thế nào, chỉ cần được bố dạy qua một lần là cậu hoàn toàn hiểu và chơi được ngay. Khi lên 4 tuổi, cậu đã chơi đàn piano rất thành thục, kể cả những bản nhạc khó. Lúc 5 tuổi, người ta thường thấy cậu bé viết viết, kẻ kẻ trên một quyển vở, có lúc lại lắc lắc đầu như người say rượu. Cô chị Maria Anna rất lo lắng vội đi báo cho cha biết. Bố Mozart vội cầm quyển vở lên xem thử và nhận ra đó là những bản nhạc đơn giản mặc dù hãy còn nhiều thiếu sót, song đó là những tác phẩm đầu tiên của một cậu bé 5 tuổi, đặc biệt trong đó có không ít những ca khúc hay, như khúc “Me-rô-đi-can”. Ông bố lần nữa lại kinh ngạc hết sức trước tài năng của cậu con trai. Bởi vì ông chỉ dạy cậu chơi đàn piano, đàn violon chứ chưa hề dạy cậu sáng tác âm nhạc.

  • Sưu tầm 2:

Ludwig van Beethoven (SN 17/12/1770, mất ngày 26/3/1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau. 

Beethoven sinh ra tại một ngôi làng nhỏ Rajna cạnh Bonn, nước Đức. Người thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven chính là cha của ông. Cha ông rất ngưỡng mộ tài năng của nhà soạn nhạc Mozart. Người cha thường la mắng và ép ông luyện đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng vù. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, ông phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Tài năng của Beethoven từ nhỏ đã được nhiều người chú ý. Lên 8 tuổi, Beenthoven đã thể hiện được năng khiếu bẩm sinh của mình qua việc chơi đàn piano. Ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan khi 11 tuổi. Năm 14 tuổi, ông đã viết và biểu diễn thành công 3 bản sonata dành cho đàn piano.

17 tuổi, ông đến Áo để học hỏi Mozart. Rủi thay, chưa được 3 tuần phải trở về Bonn chịu tang người mẹ hiền, ít nói, dịu dàng và rất mực thương con. Đau thương mất mát đó đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác sau này của Beethoven. Mãi 1792 (22 tuổi) Beethoven một lần nữa từ giã nơi chôn rau cắt rốn của mình đến sống và làm việc ở Vienn, nhưng lúc này người thầy Mozart không còn nữa.

Cuộc sống của ông kém may mắn từ khi còn nhỏ. Đến khi trưởng thành, ông lại phải đối mặt với những nỗi đau về thể xác. Năm 1819, ông bị điếc hoàn toàn cả hai tai. Năm 1823, Beethoven bắt đầu bị mù mắt và bệnh thống phong. Năm 1825, ông phát hiện mình bị xơ gan cổ chướng. Năm 1826, ông mắc bệnh viêm phổi và phù toàn thân. Chính năm đó, Beethoven phải chịu 4 lần phẫu thuật đầy đau đớn. 

Cuộc đời của Beethoven chẳng phải dài, 57 năm từ lúc sinh ra đến khi mất thiếu thốn về mọi mặt, thương tổn nặng nề về tinh thần và thể xác. Nhưng ở người nhạc sỹ thiên tài đó có nghị lực phi thường đã vượt lên tất cả để chiến thắng số phận cay đắng và nghiệt ngã của mình, đã cống hiến trọn đời mình cho nền âm nhạc thế giới. 

Các nhạc phẩm ông sáng tác dành cho dàn nhạc bao gồm 9 bản giao hưởng được đánh số từ 1 đến 9, các bản khai khúc và bản Egmont. Trong đó, Beethoven viết bản giao hưởng số 3 “Anh hùng ca”, tác phẩm số 55 (No. III Symphony Eroica (Esz-dúr) op. 55) là một trong những giao hưởng nổi tiếng nhất, âm điệu khi trầm hùng, khi réo rắt, khi tha thiết ngợi ca các chiến sỹ cách mạng, ngợi ca nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp. Đó là cú đấm nặng nề giáng vào mặt Napoleon Bonapart trong buổi lễ phong vua.

Hơn ai hết, Beethoven là người yêu thiên nhiên tha thiết, yêu những làng quê êm đẹp, yêu mùa xuân, yêu những cánh rừng sắp sửa sang thu... thích tha thẩn ở những cánh rừng để nghe tiếng sào xạc của lá rừng, ở đồng nội để nghe khúc nhạc của đồng quê: Bản giao hưởng số 6 đồng nội, tác phẩm số 68 (No. VI Symphony “pastorale” op. 68), bản sonata “Ánh trăng” tác phẩm số 27 (sonata quasi una Fantasy, op. 27), bản sonata “Mùa xuân” tác phẩm số 24 (sonata op. 24)...

Beethoven không chỉ là nhà nghệ sỹ tài ba piano, nhà soạn nhạc thiên tài, mà là người đầu tiên cảm nhận sâu sắc rằng: “Âm nhạc là tài sản văn hoá của nhân loại. Nó không phải là của riêng cho cung đình hay một nhóm người nào. Âm nhạc trước hết phục vụ quảng đại quần chúng”.

  • Sưu tầm 3: 

Múa rối nước (hình thức dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước) được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam, một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời ở vùng châu thổ sông Hồng thường diễn ra trong các dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết. Rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường, người ta dùng mặt nước làm sân khấu (còn được gọi là nhà rối hay thủy đình) được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam, phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... Những con rối được làm bằng gỗ, biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây... và được phụ trợ bởi tiếng trống và tiếng sáo. Con rối làm bằng gỗ được đục đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu – thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Múa rối nước nhất định phải có âm nhạc. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo, nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

2. Em rất khâm phục nghị lực phi thường của Beethoven, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khắn, chiến đấu với căn bệnh luôn khiến ông đau đớn cả thể xác và tâm hồn, nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác để lại cho thế hệ mai sau những bản nhạc kiệt tác.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác