Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? Làm thế nào để nhận biết được triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng?

Câu hỏi 2: Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? Làm thế nào để nhận biết được triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng?


Hấp thụ nước ở tế bào lông hút:

  • Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thẩm thấu: Dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn so với dịch trong đất (ưu trương so với dịch trong đất), nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.

Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút theo hai cơ chế:

  • Cơ chế thụ động: Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào rễ (nơi có nồng độ chất khoáng thấp).
  • Cơ chế chủ động: Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang được hoạt hóa bằng năng lượng.

Vận chuyển nước và chất khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:

  • Con đường gian bào: Nước và chất khoáng di chuyển qua thành tế bào, dọc theo không gian giữa các tế bào (gian bào), qua lớp vỏ gặp vành đai Caspary không thấm nước nên chúng xuyên qua lớp màng tế bào.
  • Con đường tế bào chất: Nước và chất khoáng di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào trong rễ thông qua hệ thống cầu sinh chất và vào mạch gỗ ở trung trụ

Triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng: Cây trồng sẽ xuất hiện những triệu chứng quan sát thấy trên cây như hiện tượng biến màu, biến dạng của lá, thân, quả, ...

 


Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải Sinh 11 Kết nối bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, giải Sinh 11 Kết nối, giải Sinh 11 kntt, giải sinh 11 kết nối bài 2, giải bài Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác