Tế bào quang điện chân không (Hình 20.1) gồm một ống hình trụ có một cửa sổ trong suốt, được hút chân không. Trong ống đặt một catôt (cực âm) có khả năng phát xạ electron

Câu hỏi 1: Tế bào quang điện chân không (Hình 20.1) gồm một ống hình trụ có một cửa sổ trong suốt, được hút chân không (áp suất trong khoảng $10 ^ {- 8}$ mmHg đến$10 ^ {- 6}$ mmHg). Trong ống đặt một catôt (cực âm) có khả năng phát xạ electron khi chiếu và một anôt (cực dương). Electron trong điện trường giữa hai cực sẽ dịch chuyển về phía anôt nếu U AK >0.

Cho hiệu điện thế U AK = 45 V được đặt vào giữa hai cực của tế bào quang điện. Khi chiếu xạ ánh sáng phù hợp để catôt phát xạ electron vào vùng điện trường giữa hai cực. Hãy tính công của điện trường trong dịch chuyển của electron từ catôt tới anôt.

Tế bào quang điện chân không (Hình 20.1) gồm một ống hình trụ có


Công của điện trường trong dịch chuyển của electron từ catôt tới anôt là:

AKA = e.UAK = $1,6.10^{-19}.45=720.10^{-20}$ (J)


Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 20 Điện thế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác