Soạn bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình : Mục B hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

a) Hoàn thành bảng sau vào vở để khái quát nội dung chính của từng phần trong văn bản:

............................................

g) Chỉ ra giá trị nghệ thuật của văn bản:

3. Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

a) Phương châm quan hệ

1) Trong tiếng Việt có thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”. Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?

...................................

b) Phương châm cách thức

(1) Trong tiếng Việt có một số thành ngữ như: dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc, lúng búng như ngậm hột thị. Em hãy cho biết những thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào.

................................................

c) Phương châm lịch sự

(1) Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có một số câu như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “Vàng thì thử lửa thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”;. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên bảo điều gì?

......................................................

4. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

a) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM

.............................................................


a.

Phần

Nội dung chính

Phần 1: từ “Chúng ta đang ở đâu?” đến “vận mệnh thế giới”

Kho vũ khí hạt nhân có nguy cơ hủy diệt trái đất, đe dọa nghiêm trọng vận mệnh thế giới.

Phần 2: từ “niềm an ủi duy nhất” đến “cho toàn thế giới”

Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới.

Phần 3: từ “Một nhà tiểu thuyết” đến “điểm xuất phát của nó”

Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên.

Phần 4: từ “Chúng ta đến đây” đến “bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này”

Phải đấu tranh vì một thế giới không có chiến tranh.

b.Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận chứng minh qua:

  • Mốc thời gian cụ thể (ngày 8 - 8 – 1986)
  • Số liệu cụ thể: 50 000 đầu đạn hạt nhân, số đầu đạn đó có sức công phá đến mức bình quân mỗi người dân đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ, có khả năng huỷ diệt 12 lần ......phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời.

c.

Chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang

Những việc có thể làm với chi phí đó

Hơn 100 tỉ đô la được bỏ ra để phục vụ cho 100 máy bay ném bom chiến lược B. 1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.

Thực hiện một chương trình cứu trợ giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới.

Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân

Thực hiện một chương trình phòng bệnh và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em.

149 tên lửa MX

 

Giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho gần 575 triệu ngươi

 

27 tên lửa  MX

Đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.

 

Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân

Thực hiện xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

d. Chứng cứ:

  • Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
  • Thông qua bài viết của Mác-két, khiến ta càng hiểu hơn những hiểm họa khôn lường nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra ở những cường quốc chạy đua vũ trang.

e. Nhiệm vụ:  đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình.

Em hiểu đó là để cho nhân loại thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã tồn tại trên Trái đất và không quên những kẻ đã vì lợi ích của mình mà đẩy nhân loại vào họa diệt vong.

g. Nghệ thuật:

  • Cách lập luận chặt chẽ với những chứng cớ xác thực, cụ thể.
  • Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục. 

3. Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

a) Phương châm quan hệ

(1) Tình huống hội thoại mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau, không thống nhất.

Tình huống hội thoại này dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp. Những người tham gia giao tiếp không hiểu nhau hoặc hiểu sai nội dung giao tiếp.

(2) Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

b.  Phương châm cách thức

(1) Thành ngữ dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, chuyện nọ xọ chuyện kia.

Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thị chỉ cách nói ấp úng, không mạch lạc, không thành lời.

(2) Cách nói này không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận.

(3) Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, mạch lạc, tránh nói mơ hồ, dài dòng.

c.  Phương châm lịch sự

(1) Bài học cần biết tế nhị, khiêm tốn và lịch sự khi giao tiếp với người khác.

(2) Khi giao tiếp cần tế nhị; tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác.

4. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

a.(1) Nhan đề văn bản khái quát: Đặc điểm của cây chuối Việt Nam và tác dụng của cây chuối trong đòi sông người Việt Nam.

(2) Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.

(3) Tác dụng bổ trợ, làm tăng thêm sức hấp dẫn, giúp cho việc giới thiệu, giải thích được rõ ràng hơn.

b. Một vài câu văn có yếu tố miêu tả như:

  • Gốc chuối tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có dễ chùm nằm dưới mặt đất
  • Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng.
  • ...

Tác dụng giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối.

c. Trong ăn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả,  sử dụng ở mức độ phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác