Soạn bài cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích: Mục C hoạt động luyện tập

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

a) Đọc văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích

.......................................................................

2. Luyện tập trau dồi vốn từ

a) Hoàn thành việc sắp xếp các từ sau vào 3 cột cho phù hợp với từng nét nghĩa của tiếng đồng

....................................................

3. Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự


1. Luyện tập đọc hiểu

a. (1) Điền như sau:

  • 6 câu đầu: Hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều.
  • 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều
  • 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

 => Kết cấu hợp lí, chặt chẽ.

(2). Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích hiện ra mênh mông, hoang vắng từ đó bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều

Nhận xét: Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.

(3)  Nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ: 

  • Nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.” Kiều còn tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ở quê nhà đang hướng về mình, tin tưởng và chờ mong uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”
  • Khi nhớ về cha mẹ, tác giả dùng từ “xót” để thể hiện tấm lòng xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con trong vô vọng. Không biết giờ đây ai là người chăm lo “quạt nồng ấp lạnh”. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, đều để nói về tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều

Nhận xét:  Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo,  người có lòng vị tha đã trân trọng.

(4) Sự tinh tế và tài năng của Nguyễn Du thể hiện  khi khắc họa nỗi niềm thương nhớ của Kiều để Kiều nhớ Kim trọng trước, nhớ cha mẹ sau.

(5) Bức tranh miêu tả với hình ảnh: cửa bể chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng, ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu, gió cuốn mặt duềnh và ầm ầm tiếng sóng => Mỗi hình ảnh, mỗi một ngôn từ miêu tả thiên nhiên đều mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm trạng đau buồn và số phận đau khổ của Kiều.

(6) Đặc sắc về nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối là  bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc bởi "buồn trông" lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên.

2. Luyện tập trau dồi vốn từ

a.Sắp xếp:

  • Đồng (cùng nhau, giống nhau): đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên
  • Đồng (trẻ em): đồng ấu, đồng sự, đồng giao, đồng thoại
  • Đồng (chất): đồng tiền

b. 

 

Phân biệt

Ví dụ

(1) xấu xa/ xấu xí

Xấu xa: bản chất, đạo đức kém, tồi tệ, độc ác

Xấu xí: hình thức không đẹp mắt, ưa nhìn

Ví dụ: Mã Giám Sinh là một tên buôn người xấu xa và trơ trẽn.

Ví dụ: Bức tranh này trông thật xấu xí.

(2) tay trắng/ trắng tay

Tay trắng: Không có chút vốn liếng, của cải gì

Trắng tay: mất hết tiền bạc, của cải, không còn gì.

Ví dụ: Anh ấy quyết tâm xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Ví dụ: Vì lô đề, cờ bạc anh ấy đã thành kẻ trắng tay.

(3) kiểm điểm/ kiểm kê

Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng cái, từng việc để có nhận định chung.

Kiểm kê: kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng

Ví dụ: Cô giáo đang kiểm điểm những bạn vi phạm nội quy trong tuần.

Ví dụ: Nhân viên đang kiểm kê lại hàng trong kho.

(4) nhuận bút/ thù lao

Nhuận bút: tiền trả công cho người viết một tác phẩm.

Thù lao :khoản tiền trả công để bù đắp vào sức lao động đã bỏ ra.

Ví dụ: Tôi vừa nhận nhuận bút của bài thơ đăng trên báo “Văn nghệ” .

Ví dụ: Tháng này, tiền thù lao cho công nhân làm việc ca đêm tăng lên.

c. Sự khác nhau:

  • Cụm từ xanh trong đoạn trích (1) gợi lên không gian bất tận của màu xanh
  • Cụm từ xanh xanh trong đoạn trích (2) lại biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt và cũng là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào khốn cùng

d. 

Soạn văn 9 VNEN bài 7: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích [nid:37525]

3. Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự

Tham khảo: Tại đây


Bình luận

Giải bài tập những môn khác