Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục B hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản "Tiếng nói của văn nghệ"

2. Tìm hiểu văn bản

a) Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản theo bảng sau

................................

d) Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả qua bài tiểu luận

3. Tìm hiểu về các thành phần biệt lập

a) Đọc các câu trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyến Quang Sáng và trả lời câu hỏi:

......................................

c) Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

4. Tìm hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

.................

c. Những nhận xét nào trong bảng dưới đây nêu đúng yêu cầu đối với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?


2. Tìm hiểu văn bản

a. Luận điểm 1: Nội dung của văn nghệ

Các lí lẽ, dẫn chứng

- Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại ......gắn chặt với cuộc sống của con người.

- Tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu ..... thể hiện được những triết lí, tư tưởng của họ.

- Tác phẩm văn nghệ không ......người tiếp nhận.

Luận điểm 2: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người

Lí lẽ, dẫn chứng:

- Một câu thơ, đoạn thơ, số phận một nhân vật.......những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 
DC: câu thơ của Nguyễn Du, nhân vật trong tiểu thuyết của Lép Tôn-xtôi.
- Tác phẩm nghệ thuật ..... những lời khuyên xử thế

D/C: Câu thơ trong Truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

- Văn nghệ giúp cho ta được sống vui vẻ, lạc quan, tin yêu và hi vọng.

Luận điểm 3: Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

 - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Những câu thơ đẹp, những hình tượng nhân vật sống động, lời ca tiếng hát hay,... lay động con tim chúng ta, khiến ta xúc động, trào dâng niềm vui, lòng thương xót, mến yêu, niềm hi vọng,... trong cuộc sống.

- Tác phẩm văn nghệ khơi dậy trong trí óc tư những vấn đề suy nghĩ. Điều đó nghĩa là cùng với tình cảm, con đường đi tới của nghệ thuật là trí tuệ, là tư tưởng.

- Đường đi của nghệ thuật tinh tế và kì diệu hơn nữa là nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta. Đi từ tình cảm đến tư tưởng, từ cách lay động con tim đến sự thức tỉnh trí óc,... mỗi tác phẩm nghệ thuật thực đã tác động đến những nơi tinh nhạy, linh thiêng nhất trong sự sống của con người.

b. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:

  • Tác phẩm văn nghệ đều hướng đến phản ánh thực tại cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. 
  • Tác phẩm văn nghệ thể hiện thực tại khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, ...... mà được bàn tay người nghệ sĩ nhào nặn thể hiện những triết lí, suy nghĩ của bản thân mình thông qua đó. 
  • Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc, bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét… của người nghệ sĩ. 

c. Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì: 

  • Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, thú vị hơn.
  • Văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
  • Văn nghệ làm cho đời sống của con người trở nên ý nghĩa hơn, nuôi dưỡng ở con người tình yêu, niềm say mê với cái đẹp, tin yêu vào cuộc sống, biết rung cảm và biết ước mơ. 

d. Nghệ thuật nghị luận của tác giả:

  • Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý.
  • Lập luận sắc bén, thuyết phục
  • Cách dẫn dắt tự nhiên, giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
  • Giọng văn chân thành, truyền cảm.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác