Quan sát Hình 32.2, thảo luận về các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng.

III. MỘT SỐ BÊNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

1. Sâu răng

Thảo luận: Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 32.2, thảo luận về các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng.

Câu hỏi 2. Đầ xuất một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hướng tới sức khoẻ khi đã bị sâu răng.


Câu 1.

Giai đoạn l: Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kế giữa hai răng. Lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt.

Giai đoạn 2: Những vùng đổi màu trên răng biến đổi thành màu sắc tối hơn (màu nâu hoặc màu đen). Lỗ sâu ở răng xuất hiện.

Giai đoạn 3: Lỗ sâu răng tăng dần kích thước, có thể toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau khi thức ăn bám vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.

Giai đoạn 4: Tuỷ răng đã bị viêm, người bệnh bị đau răng kéo dài, cường độ đau gia tăng. Khi bị viêm tủy thì việc điều trị sẽ kéo dài và tốn kém. Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng.

Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Câu 2. Các biện pháp phòng, chống sâu răng:

- Đánh răng đúng cách buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

- Lấy sạch mảng bám trên răng,

- Hạn chế ăn đồ ngọt, vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn.

- Khám răng định kỳ 4 đến ó tháng một lần.

Các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khoẻ khi đã bị sâu răng:

- Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách (đánh răng, súc miệng bằng các dung dịch vệ sinh răng miệng).

- Điều trị vùng răng bị sâu ngay khi phát hiện.


Trắc nghiệm Sinh học 8 Kết nối Bài 32 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 32, giải KHTN 8 sách KNTT bài 32, Giải bài 32 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác