Nếu trẻ mắc bệnh lùn được chẩn đoán do rối loạn chức năng tuyến yên thì có thể được điều trị bằng cách nào sau đây?...

Tìm hiểu bệnh lùn và bệnh khổng lồ

Câu hỏi 6: Nếu trẻ mắc bệnh lùn được chẩn đoán do rối loạn chức năng tuyến yên thì có thể được điều trị bằng cách nào sau đây?

a) Tiêm bổ sung hormone GH.

b) Tăng bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, lipid,…

c) Luyện tập thể thao thường xuyên.

Câu hỏi 7: Cho biết việc ngủ đủ giấc có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ sức khỏe hệ nội tiết.

Câu hỏi luyện tập 2: Tại sao để chẩn đoán các bệnh nội tiết, người ta thường xét nghiệm máu?

Câu hỏi vận dụng: Dựa vào các bước hướng dẫn ở Bài 31, hãy tiến hành tìm hiểu thông tin của một số bệnh nội tiết (bướu cổ, tiểu đường,…) ở địa phương em theo các nội dung gợi ý trong bảng sau.

Tên bệnh

Tỉ lệ người mắc bệnh

Độ tuổi

Nguyên nhân

Tình trạng bệnh

Giải pháp hạn chế tỉ lệ mắc bệnh

?

?

?

 

?

?


Câu hỏi 6:

- Nếu trẻ mắc bệnh lùn được chẩn đoán do rối loạn chức năng tuyến yên thì có thể được điều trị bằng cách tiêm bổ sung hormone GH.

- Giải thích: Trẻ mắc bệnh lùn do rối loạn chức năng tuyến yên dẫn đến lượng hormone GH thấp hơn mức bình thường. Do đó, cần tiêm bổ sung hormone GH giúp kích thích sự phân chia, tăng kích thước tế bào và kích thích phát triển xương. Ngoài ra, cũng cần kết hợp với các biện pháp như ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loài thức ăn giàu chất đạm; luyện tập thể thao thường xuyên;…

Câu hỏi 7:

Ý nghĩa của việc ngủ đủ giấc đối với việc bảo vệ sức khỏe hệ nội tiết: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ nội tiết nói riêng. Ngoài ra, một số hoạt động của tuyến nội tiết cũng chỉ đạt được hiệu quả khi cơ thể ở trạng thái ngủ sâu như hoạt động tiết hormone GH của tuyến yên,…

Câu hỏi luyện tập 2:

Để chẩn đoán các bệnh nội tiết, người ta thường xét nghiệm máu vì: Các hormone được sản xuất bởi các tuyến nội tiết, sau đó được giải phóng và vận chuyển theo đường máu. Do đó, các xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ sản xuất hormone và chức năng của các tuyến nội tiết, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác.

Câu hỏi vận dụng:

* Gợi ý kết quả điều tra

Tên bệnh

Tỉ lệ người mắc bệnh

Độ tuổi

Nguyên nhân

Tình trạng bệnh

Giải pháp hạn chế tỉ lệ mắc bệnh

Bệnh bướu cổ

2/100

36 – 55

Do sự thiếu hụt một lượng iodine nhất định trong cơ thể; ăn các loại thức ăn khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế; sử dụng một số loại thuốc; rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh;…

 

Nhẹ

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, sử dụng đủ lượng iodine; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; không sử dụng chất kích thích; thường xuyên kiểm tra sức khỏe.

Bệnh tiểu đường

2/100

45 – 60

Rối loạn chuyển hóa đường trong máu do:

- Tuyến tụy bị phá hủy gây giảm hoặc không tiết insulin (tiểu đường tuýp 1).

- Tuyến tụy tiết đủ insulin nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò

điều hòa lượng đường trong máu (tiểu đường

tuýp 2).

- Mang thai (tiểu đường thai kì).

Nhẹ

Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì; không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…; thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Hội chứng Cushing

1/100

35 – 40

Do dùng một loại thuốc giống như cortisol quá

mức như prednisone hoặc một khối u tạo ra

hoặc dẫn đến việc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol.

Nhẹ

Không tự mua dùng các thuốc kháng viêm giảm đau không có toa, không

rõ nguồn gốc; có chế độ ăn hợp lí, giảm mỡ, tăng cường rau

xanh; tăng cường vận động; khám sức khỏe định kì.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác