Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các đoạn thơ sau:

Câu hỏi 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các đoạn thơ sau: 

a. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy 

Mất ổ bầy chim dáo dác bay. 

( Nguyễn Đình Chiểu, Chạy giặc) 

b. Con dê cát đỏ cỏ viền 

Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò. 

( Hoàng Tố Nguyên, Gò Me) 

c. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ 

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. 

( Tế Hanh, Quê hương) 


a. Vị ngữ “bỏ nhà” và “mất ổ” được đảo lên đầu nhằm nhấn mạnh cảnh loạn li tang tóc của nhân dân ta khi thực dân Pháp tràn tới.

b. Đảo âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa sống động kết hợp với âm thanh của tiếng sáo, tiếng chim tạo nên một Gò Me trù phú, vui tươi. Với những ánh sáng nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện. 

c.  Tác giả đảo hàng loạt tính từ “ồn ào”, “tấp nập” gợi không khí đông vui, sôi động. Những người ở nhà tấp nập kéo nhau ra đón đoàn thuyền trở về.


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 2 Thực hành tiếng Việt ( trang 45)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác