Nêu những điểm cần chú ý trong phòng trừ sâu, bệnh hại hóa phong lan.

IV. PHONG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

1. Một số sâu, bệnh hại trên hoa phong lan

2. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại trên hóa phong lan.

Khám phá: Nêu những điểm cần chú ý trong phòng trừ sâu, bệnh hại hóa phong lan.


Cây hoa lan là giống cây có nguồn gốc từ rừng sâu. Tùy vào điều kiện môi trường rừng khác nhau mà các loại lan có sự thích nghi khác nhau. Thiết kế giàn, giữ cho giàn lan luôn được thông thoáng, tạo không gian thoáng đãng là tạo điều kiện bất lợi cho bệnh hại lây lan và phát triển. Bộ rễ là bộ phận quan trọng quyết định sự sinh trưởng của cây. Bộ rễ có phát triển nhiều, to, khỏe thì cây mới hấp thu tốt dinh dưỡng để nuôi cây. Phân hữu cơ chính là nguồn dinh dưỡng giúp cây luôn được khỏe mạnh, phát triển một cách bền vững. Vì thế, trong mùa nắng là thời gian ngủ nghỉ của cây nên chú ý bổ sung nguồn dinh dưỡng hữu cơ để cây hấp thụ tích lũy từ từ tạo đà phát triển tăng vọt trong mùa mưa. 

Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin, Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bendazol.

Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Carbenzim + Dipamate: hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac.

Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác