Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu cả về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì...
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập
CH1: Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu cả về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về các cụm từ "vua Lê - chúa Trịnh", "chúa Nguyễn", "Đàng Trong - Đàng Ngoài"?
Câu 1.
- Sự suy yếu của nhà Lê:
- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
=> Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Trần Cảo,...
- Trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, lãnh thổ nước ta bị chia cắt thành Đàng Ngoài (phía Bắc sông Gianh) với chế độ "vua Lê chúa Trịnh" và Đàng Trong (phía Nam sông Gianh) với sự cai trị của "chúa Nguyễn". Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh–Nguyễn.
Bình luận