Năng lượng của electron trong hệ gồm 1 electron và 1 hạt nhân (như H, He+, …) theo mô hình Rutherford – Bohr cũng như mô hình hiện đại đều phụ thuộc vào số thứ tự của lớp (n) và điện tích hạt nhân (Z) như sau: $E_{n}=−2,18×10^{−18}×\frac{Z^{2}}{n^{2}}(J

4.16*. Năng lượng của electron trong hệ gồm 1 electron và 1 hạt nhân (như H, He+, …) theo mô hình Rutherford – Bohr cũng như mô hình hiện đại đều phụ thuộc vào số thứ tự của lớp (n) và điện tích hạt nhân (Z) như sau:

$E_{n}=−2,18×10^{−18}×\frac{Z^{2}}{n^{2}}(J)$

trong đó Z là điện tích hạt nhân; n = 1, 2, 3, … là số thứ tự của lớp electron.

Hãy tính và so sánh (có giải thích) năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+.


Năng lượng của electron lớp thứ nhất của H:

$E_{1(H)}=−2,18×10^{−18}×\frac{1^{2}}{1^{2}}$=−2,18×10$^{−18}$(J)

Năng lượng của electron lớp thứ nhất của He+:

$E_{1(He^{+}}=−2,18×10^{−18}×\frac{2^{2}}{1^{2}}$=−8,72×10$^{−18}$(J)

 

Năng lượng của electron lớp thứ nhất của Li2+:

$E_{1(Li^{2+}}=−2,18×10^{−18}×\frac{3^{2}}{1^{2}}$=1,96×10$^{−17}$(J)

Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+ trở lên âm hơn. Điều này được giải thích là khi Z tăng, lực hút giữa hạt nhân với electron cũng sẽ tăng lên.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách bài tập hóa học 10 Cánh diều, giải SBT hóa học 10 CD, giải SBT hóa học 10 Cánh diều bài 4 Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác