Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn đọc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần". Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này

Câu 6: Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn đọc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần". Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này


Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn đọc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần", em hoàn toàn đồng ý với hai ý kiến trên vì bài thơ tuy chỉ có bốn câu với 24 chữ, nhưng đã khẳng định được chủ quyền của nước Đại Việt và do vua triều Lý trị vì. Đây là một lẽ tất nhiên, không thể chối cãi, đã được “Sách trời” phân định. Hơn thế nữa, nếu tìm hiểu theo nghĩa gốc Hán tự, thì trong bài “Nam quốc sơn hà”, Lý Thương Kiệt đã đề cao tinh thần tự tôn của một dân tộc độc lập và tư tưởng thoát ly khỏi tư duy nước lớn với tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà nước phong kiến Trung Quốc, để khẳng định sự độc lập, tự chủ và bình đẳng về phương diện chính trị. Tư tưởng đó được lột tả qua hai cặp từ “Nam quốc - 南 國” và “Nam đế - 南 帝”. Trong Hán tự, chữ “quốc” là chỉ một nước lớn, không chịu sự phục tùng mà đứng độc lập, ngang hàng với các nước láng giềng, để phân biệt với các nước chư hầu bị lệ thuộc, chi phối bởi nước lớn. Ngược dòng lịch sử, nước Đại Việt từ xa xưa luôn bị Trung Hoa xem là một châu, một quận của họ và họ luôn luôn tìm mọi cách để đồng hoá dân tộc Việt thành bộ phận của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chịu khuất phục, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt không ngừng đứng lên đấu tranh dành độc lập dân tộc. Đến thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã dõng dạt tuyên bố với nhà nước phong kiến Trung Quốc về sự độc lập và bình đẳng của Đại Việt trên vũ đài chính trị thông qua việc sử dụng từ “Nam quốc” trong bài thơ của mình. Song hành với chữ “Nam quốc” là “Nam đế”. Nếu đã có “Nam quốc” thì phải có “Nam đế”, đó là tất yếu. Như chúng ta đã biết, thời phong kiến, chỉ có nước lớn mới được xưng “đế”, tức là thiên tử (天子 - con trời), vâng mệnh trời để cai trị thiên hạ, còn các nước chư hầu, nhược tiểu chỉ được thiên tử phong vương hoặc chỉ được xưng vương (王 - vương hoặc 國 王 - quốc vương). Như vậy, có thể thấy, nước Đại Việt thời Lý là một quốc gia độc lập, tự chủ và có quyền tự quyết.


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 6 Nam quốc sơn hà

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác