Mô tả một số ví dụ thực tế cho thấy việc sử dụng kiến thức vật lý trong nông, lâm nghiệp
3. Ứng dụng của vật lí trong nông, lâm nghiệp
Câu hỏi 4. Mô tả một số ví dụ thực tế cho thấy việc sử dụng kiến thức vật lý trong nông, lâm nghiệp
- Bức xạ ion hóa gây đột biến và tạo ra các giống có đặc tính mới như hình dáng đẹp như cúc Chrysanethemum đột biến (Hình 3.5); năng suất cao chất dinh dưỡng tốt; chịu hạn tốt; đề kháng sâu bệnh và dễ thu hoạch như giống “siêu lúa” NPT 5 (Hình 3.6). Bức xạ ion hóa còn giúp tiêu diệt tế bào thực vật, côn trùng gây hại cho cây trồng, lương thực thực phẩm.
- Sự phát triển của công nghệ cảm biến kết nối không dây với điện thoại thông minh đã giúp tạo ra các thiết bị kiểm tra chất lượng nước cho các hồ thủy sản giúp người nuôi liên tục giám sát chất lượng nước trong hồ từ đó giảm rủi ro và tăng năng suất nuôi trồng. Trong lĩnh vực lâm nghiệp hệ thống cảm biến không dây cũng đang được sử dụng trong các hệ thống cảnh báo sớm và giám sát cháy rừng (Hình 3.7), từ đó bảo vệ nguồn oxygen cho Trái Đất.
- Sự phát triển của cơ khí tự động hóa cũng đã góp phần nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp bằng việc kết hợp kiến thức về khí động lực học, các cảm biến chuyển động và công nghệ điều khiển không dây, máy bay không người lái đã được phát triển và ứng dụng vào việc chụp ảnh độ phân giải cao ở các khu vực trồng trọt. Sau đó các thuật toán xử lý hình ảnh sẽ phát hiện tình trạng sâu bệnh và mức độ phát triển của cây trồng (Hình 3.8).
- Ngoài ra các hệ thống tưới tự động sử dụng cảm biến độ ẩm hệ thống phun thuốc trừ sâu tự động không gây hại cho sức khỏe của con người; các máy móc cơ khí giúp cho quá trình nuôi trồng thu hoạch được thuận lợi hơn.
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề vật lí 10, giải CĐ vật lí 10 CTST, giải CĐ vật lí 10 CTST bài 3 Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Bình luận