Lý do cần bổ sung thêm các chất định các nguyên tố dinh dưỡng cho cây
I. Vai trò của nguyên tố hóa học với sự phát triển của cây trồng. Phân bón hóa học
Thảo luận: Trình bày về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây
Thảo luận nhóm và xây dựng đề cương báo cáo theo các nội dung sau:
1. Lý do cần bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây
2. Kể tên các nguyên tố hóa học mà cây cần với số lượng nhiều (nhóm nguyên tố đa lượng), trung bình (nhóm nguyên tố trung lượng) và ít (nhóm nguyên tố vi lượng) và nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng.
Đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
Câu 1:
Cây trồng cần các nguyên tố để cấu tạo nên tế bào chú điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất và hoạt động sinh lý cho cây giúp cây chống tăng khả năng chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Cây đồng hóa đượcC, H, O từ CO2 trong không khí và từ nước trong đất, còn đối với các nguyên tố khác thì cây hấp thụ từ đất. Đất trồng bị giảm dần các chất dinh dưỡng vì vậy cần bón phân hóa học để bổ sung cho đất những nguyên tố đó.
Câu 2: Tuỳ theo vai trò và nhu cầu, các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và nhu cầu của cây trồng mà người ta phân chia các nguyên tố thiết yếu thành từng nhóm:
- Nhóm đa lượng: N (Đạm), P (Lân), K (Kali). Là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều.
- Nhóm trung lượng: Sulfur (S), Calcium (Ca), Magnesium(Mg), Silicon(Si),...
- Nhóm vi lượng: Manganese (Mn), Copper (Cu), Boron (B), Zinc (Zn), Iron (Fe), Molybdenum (Mo), Chlorine (Cl),...
Các thành phần đa, trung, vi lượng mỗi loại có một vai trò nhất định trong sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Vai trò nhóm đa lượng
Đạm (N)
Cây cần nhiều để tổng hợp các hợp chất hữu cơ trong thân, lá và rễ. Chính N là yếu tố tạo nên sinh khối (làm thân lơn hơn, lá to hơn). Do vậy muốn cây sinh trưởng tốt cần bón N – lá xanh, to, mượt mà – thích hợp cho các loại cây lấy thân, lá.
Lân (P)
Cây cần trong quá trình phát triển rễ, thân, tạo quả. P làm rễ phát triển nhiều hơn, to hơn, thân phát triển lớn hơn, phân nhiều nhánh và tham gia vào quá sinh tạo hoa quả. Vì vậy P cần cho giai đoạn kích thích rễ, thúc thân to mập, đẻ nhánh và giai đoạn ra hoa.
Kali (K) (tồn tại nhiều dạng muối như Potassium Nitrate,Potassium Chloride,…)
Rất cần để tạo gỗ cho cây làm cây cứng, chắc. K còn là yếu tố cần thiết để thúc đẩy các quá trình sinh hoá xảy ra trong cây. Đặc biệt là cần cho giai đoạn ra hoa, tạo quả. Đây chính là yếu tố làm cho quả bóng, mọng, sáng chắc, thơm ngọt,…
Vai trò nhóm trung lượng
Calcium (Ca): Cây rất cần nhưng không nhiều bằng các loại NPK. Ca không trực tiếp vào thân, lá cành, hoa quả nhưng chính Calcium lại làm chất xúc tác cho các quá trình đó. Cây cần Calcium ở mọi giai đoạn vì ở bất kỳ giai đoạn nào quá trình sinh hoá vẫn xảy ra trong cây nên đều cần có Calcium. Đồng thời, sự có mặt của Ca còn làm cho các quá trình khác xảy ra trơn tru hơn, tạo một động lực, một quán tính giúp cây phát triển vượt qua bệnh tật. (Tăng sức đề kháng), Ngoài ra Ca còn là yếu tố giúp cân bằng dinh dưỡng trong cây, chống nứt, rụng hoa, nụ, trái non
Magnesium Cây cần để giữ lá màu xanh, dày và đều đặn.
Các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mo, Bo.. :Là những loại cây cần một lượng rất ít nhưng phải có. Đa phần với cây ngắn ngày, vi lượng cần cung cấp 2 giai đoạn là lúc cây non đã ổn định và khi chuẩn bị ra hoa.
Xem toàn bộ: Giải KHTN 8 kết nối bài 12 Phân bón hóa học
Bình luận