Lập sơ đỗ những sự kiện chính xảy ra trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873. Dựa vào tư liệu 20.2, lược đô 20.3 và thông tin trong bài...
Mở đầu
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bây chìm dáo dác bay... ”.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả chân thực về tình cảnh nhân dân Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX — khi nước nhà bị thực dân Pháp xâm lược. Cũng từ ngày đó,...
Hình thành kiến thức mới
1. Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 - 1873
Nhiệm vụ 1:
CH1: Lập sơ đồ những sự kiện chính xảy ra trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
CH2: Dựa vào tư liệu 20.2, lược đồ 20.3 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
Câu 1.
Thời gian | Sự kiện |
9/1858 | Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam. Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt. |
2/ 1859 | Quân Pháp kéo vào Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. |
2/1861 | Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên Hòa – Vĩnh Long. Quân ta kháng cự mạnh nhưng thất bại. |
6/1862 | Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. Cả hai bên tạm thời hòa hoãn. |
6/1867 | Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn. Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương diễn ra khắp nơi và ngày càng lan rộng. |
Câu 2. Những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì:
- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…
- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…
- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.
Bình luận