Lập đề cương cho đề tài nghiên cứu mà bạn chọn ở bài tập 2

Bài tập 4. Lập đề cương cho đề tài nghiên cứu mà bạn chọn ở bài tập 2. 


Đề cương:

- Giới thiệu vấn đề: nêu lên vấn đề cần bàn luận.

- Triển khai vấn đề:

+ Giải thích khái niệm “khan”.

Gợi ý: Sử thi Ê đê (người bản tộc gọi là Khan) ra đời trong điều kiện xã hội loài người có những biến động lớn về những cuộc di cư lịch sử, đặc biệt là những cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để giành đất sống ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Vào mùa lễ hội, lúc nông nhàn, khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3, cuối mùa khô chuẩn bị bước vào mùa mưa, là “mùa ăn năm uống tháng” của người Ê đê. Đây là thời điểm tác phẩm sử thi lại được các pô khan kể lại cho dân làng nghe trong không gian phù hợp…

+ Người kể khan là ai? Đặc điểm như thế nào? So sánh với người kể khan hoặc các hình thức diễn xướng trong sử thi của các dân tộc khác?

Gợi ý: Người Ê đê gọi người hát kể sử thi là pô khan. Pô nghĩa là thầy, là chủ, là người thạo việc; khan là chuyện xưa. Người hát kể sử thi có bề dày tri thức dân gian để có thể diễn giải một cách tinh tế những nội dung và sắc thái của sử thi đó. Họ là những người có giọng hát vang, khoẻ, biết nhiều làn điệu của thể loại hát nói (lời nói vần - klei duê) để vận dụng cho phù hợp với các hoàn cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách “diễn” bằng động tác, bằng nét mặt như diễn viên trên sân khấu. Để có được khả năng như vậy, người diễn xướng sử thi Ê đê ngoài năng khiếu bẩm sinh, còn được trao truyền trong dòng tộc. Ngoài ra, họ còn học, ghi nhớ những tác phẩm sử thi khác từ những người hát kể giỏi trong buôn, trong vùng. Không những thế, trong quá trình diễn xướng sử thi, người hát kể còn sáng tạo thêm những đoạn, chương cho phù hợp với dân tộc, với địa phương, nhất là phù hợp với phong tục tập quán của cộng đồng mình.

+ Mối liên hệ giữa người kể và người nghe?

Gợi ý: Sử thi Ê đê được thể hiện bằng hình thức hát kể và kể lời, người hát kể có thể dùng cả cử chỉ, vẻ mặt để diễn tả tính cách, hành động của nhân vật, có lúc thể hiện theo cách kể chuyện nhập tâm vào vai từng nhân vật một cách tự nhiên, giọng kể lúc trầm, lúc bổng, khi vui vẻ, khi tức giận tùy tâm trạng nhân vật, theo từng tình huống, để sáng tạo, lôgic trong việc kết nối các sự kiện của nội dung cốt truyện. Sử thi thường được hát kể vào buổi tối, sau một ngày làm việc mệt nhọc, trong những dịp lễ hội của buôn làng... Người hát kể sử thi tùy theo điều kiện sức khỏe có thể ngồi hoặc nằm để thể hiện, người nghe cũng vậy họ có thể ngồi hoặc nằm xung quanh để theo dõi, sự hưởng ứng hay thái độ biểu cảm của người nghe sẽ tạo không khí và nguồn cảm hứng để người kể có thể diễn xướng sử thi một cách trọn vẹn hơn.

+ Vai trò của kể khan hiện lên như thế nào?

Hát kể sử thi của người Ê đê là một sinh hoạt văn hoá đặc biệt, trong đó người hát kể có một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ, sáng tạo và diễn xướng, nhất là trong điều kiện chưa có chữ viết, các tác phẩm chỉ lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. Nội dung của hát kể sử thi chủ yếu ca ngợi các anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công tạo lập buôn làng, những người anh hùng có công bảo vệ cộng đồng thoát khỏi sự diệt vong, áp bức và sự xâm chiếm của các thế lực khác; đề cao sự sáng tạo, mưu trí tài giỏi, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn, nêu cao chính nghĩa, phản kháng những điều trái với đạo lý, luật tục; ca ngợi cái đẹp về sức mạnh hình thể lẫn tâm hồn, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, mong muốn chinh phục thiên nhiên để cuộc sống tốt đẹp hơn; miêu tả cuộc sống sinh hoạt, lao động bình thường giản dị của buôn làng…

+ Ở thời đại ngày nay, người kể khan liệu có “biến mất’ khi rất khó để tìm người kế tục?

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc, Khan (Sử thi) của người Ê đê đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014

+ Suy nghĩ của bản thân.

- Kết luận vấn đề: tổng kết lại vấn đề.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT bài 4: Sức sống của sử thi (Viết), giải SBT văn 10 tập 1 kết nối tri thức, giải SBT ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác