Hoạt động xuất nhập khẩu

Bài tập 2: Hoạt động xuất, nhập khẩu:

a) Dựa vào bảng 11.5, hãy vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 - 2020.

b) Từ biểu đồ đã vẽ, bảng 11.5 và các tư liệu thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền đạt thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.


a) 

 biểu đồ

* Nhận xét:

- Về hoạt động xuất khẩu:

+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.

+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.

+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.

- Về hoạt động nhập khẩu:

+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.

+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.

* Giải thích:

+ Sản xuất trong nước phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất. Nước ta đã tập trung đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh về nguồn nguyên liệu và lao động như: công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản, hàng nông – lâm – thủy sản.

+ Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí: phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; mở rộng phân quyền cho các ngành và các địa phương.

+ Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực, thế giới.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác