Hoạt động du lịch

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH

Bài tập 1: Hoạt động du lịch

a) Dựa vào bảng 13, hãy tính tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.

b) Từ bảng 13 và số liệu đã tính, kết hợp các tư liệu thu thập được, hãy truyền đạt thông tin về hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á.

hoạt động du lịch


a) Tốc độ tăng số lượt khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005: 138,5 - 49,3 = 89,2 (triệu người)

Doanh thu du lịch của khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005: 147,6 - 33,8 = 113,8 (tỉ USD)

b) Tổ chức Du lịch thế giới cho hay, năm 2018, châu Á và Thái Bình Dương đã đón 345,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,5% so với năm 2017, chiếm ¼ tổng lượng khách quốc tế của toàn cầu.

     Trong đó, khu vực Đông Nam Á dẫn đầu khu vực về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,9%. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, trong năm 2018, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

     Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế nhanh nhất toàn cầu.

     Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2019 Đông Nam Á đã tiếp đón 137 triệu lượt khách quốc tế và gần 1 tỷ lượt khách nội địa. Ngành du lịch chiếm 12,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á, khoảng 42 triệu người hoạt động trong ngành du lịch. 
Tuy nhiên, tăng trưởng với tốc độ nhanh của ngành du lịch cũng gây nên các vấn đề môi trường. Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2017, số lượng du khách đến địa điểm du lịch nổi tiếng đảo Boracay của Philippines tăng 160%. Hệ thống thoát nước và quản lý chất thải trên đảo quá tải khiến đảo Boracay phải đóng cửa nửa năm trong năm 2018, tạm ngừng tiếp đón du khách để giúp môi trường nghỉ ngơi.  

     ASEAN nhận thức được việc quy hoạch và quản lý ngành du lịch không tốt sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực về sau đối với cộng đồng và môi trường địa phương, nên đã bắt đầu nỗ lực thúc đẩy rộng rãi sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Chẳng hạn, tầm nhìn của "Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN 2016-2025" là đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao. ASEAN cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy rộng rãi phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, bao trùm và cân bằng, đóng góp quan trọng vào phúc lợi kinh tế-xã hội của người dân Đông Nam Á.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác