Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời củng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.

Câu hỏi 4. Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời củng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.


Cảm xúc, thái độ của tác giả khi nhìn thấy cảnh tượng:

- “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau”

→ Câu thơ phần nào cho thấy sự phóng túng, sa hoa trong cách ăn mặc của người phương Tây khiến tác giả có phần lạ lẫm

- “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu/ Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói/ Kéo áo, rì rầm nói với nhau”

→ Hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng một cách âu yếm, hạnh phúc khiến tác giả có chút ghen tị khi nhìn lại hoàn cảnh của mình. 

- “Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay/ Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!”

 Khung cảnh ban đêm tĩnh lặng, gió lạnh khiến nỗi buồn của tác giả càng dâng trào 

- “Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,”

→ Người thiếu phụ tiếp tục làm nũng chồng khiến tác giả càng thêm buồn vì tình cảnh lẻ loi, cô độc nơi đất khách quê người của mình

- “Biết đâu nỗi khách biệt ly này.”

→ Nỗi buồn, cô đơn của tác giả được đẩy lên cao trào và thốt ra thành lời, tác giả thương thay cho thân phận đất khách quê hương và tình cảnh lẻ loi, cô độc của mình. 

Dưới cái nhìn của một nhà Nho phương Đông, y từ hình ảnh đầu tiên người thiếu phụ phương Tây đã hiện lên với đầy sự xinh đẹp, duyên dáng trong bộ váy áo màu trắng phau. Tiếp đến là một loạt các hình ảnh người phụ nữ tựa bên vai chồng mình, thủ thỉ, ríu rít trò chuyện trong đêm trăng thâu, hình ảnh này trong cái nhìn của tác giả hiện lên thật tình cảm, thật đẹp và có khi ước mơ cả đời cũng chẳng có được. Chưa hết hình ảnh người thiếu phụ nũng nịu chồng, đòi chồng đỡ dậy càng làm tác giả ngạc nhiên hơn. Và cũng chính hình ảnh này đã làm cho tác giả càng thấy thương cảm hơn cho số phận của người phụ nữ Phương Đông chẳng biết những điều ấy là gì chỉ biết nhẫn nhịn, sống trong xã hội bảo thủ. Cảm xúc của tác giả được dâng lên cao trào ở câu thơ cuối cùng, ông tự thấy xót xa cho thân phận mình, xa quê, xa gia đình, mơ ước về một gia đình hạnh phúc, ấm êm, đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc và tình phóng thoáng của tác giả.


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối bài 4 Dương phụ hành

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác