Hãy vẽ sơ đồ tư duy hoặc một hình thức tương tự thể hiện hệ thống lập luận trong văn bản.

Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ tư duy hoặc một hình thức tương tự thể hiện hệ thống lập luận trong văn bản.


Dưới đây là hệ thống lập luận tham khảo để vẽ.

- Luận điểm 1: Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ nổi danh nhằm khích lệ tình thần lập công vì nước.

+ Lí lẽ 1: Đời nào cũng có các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước. Những con người này không theo thói nữ nhi thường tình. Dẫn chứng: Công lao của Kỉ Tín, Do Vu, Thân Khoái, Dự Nhượng,…

+ Lí lẽ 2: Những trung thần nghĩa sĩ gần đây. Dẫn chứng: Công trạng của Vương Công Kiên, Xích Tu Tư.

- Luận điểm 2: Sự tàn bạo của quân giặc.

+ Lí lẽ 1: Quân giặc như hổ đói, làm những việc bất nhân, bất nghĩa. Dẫn chứng: những việc làm tham lam, độc ác, coi thường của quân giặc.

+ Lí lẽ 2: Cảm xúc dâng trào của tác giả.

- Luận điểm 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.

+ Lí lẽ 1: Sự đối đãi của Trần Quốc Tuấn với binh lính không thua gì những trung thần nghĩa sĩ đã nói ở trên. Dẫn chứng: Những hành động thể hiện sự đối đãi hết mực của ông.

+ Lí lẽ 2: Lập luận chỉ ra những việc làm sai trái của một bộ phận binh tướng, sự sai trái đó có thể dẫn đến nguy cơ mất nước. Dẫn chứng: ông liệt kê ra những việc làm không đúng đó và dùng cách lập luận nhân – quả để chứng minh.

+ Lí lẽ 3: Lập luận chỉ ra những việc cần làm của bộ phận binh tướng đó, như thế mới giữ được đất nước. Dẫn chứng: (Ở đây hãy chú ý đến sự hô ứng với phần lí lẽ 2)

- Luận điểm 4: Nêu nhiệm vụ cấp bách và khích lệ tinh thần chiến đấu.

+ Lí lẽ: Binh tướng cần phải chuyên tập “Binh thư yếu lược” nếu không sẽ là trái lời, là kẻ nghịch thù. Tác giả khẳng định nếu không biết rửa nhục, trừ hung thì sẽ chắc chắn sẽ đại bại.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác