a) Hãy phân loại các chất lỏng trong Bảng 6.1 thành hai loại: loại chất lỏng dễ cháy và loại chất lỏng có thể gây cháy. b) Tại sao không phải tất cả các chất lỏng đều có điểm chớp cháy? Câu hỏi 2: Tại sao nghiêm cấm nguồn lửa tại các trạm xăng, biết điể

I. Điểm chớp cháy

Câu hỏi 1

a) Hãy phân loại các chất lỏng trong Bảng 6.1 thành hai loại: loại chất lỏng dễ cháy và loại chất lỏng có thể gây cháy.

b) Tại sao không phải tất cả các chất lỏng đều có điểm chớp cháy?

Câu hỏi 2: Tại sao nghiêm cấm nguồn lửa tại các trạm xăng, biết điểm chớp cháy của octane, chất có nhiều trong xăng là 14°C.

Câu hỏi 3: Khi sử dụng cồn để đốt, nếu không cần thận có thể bị bỏng cồn.

a) Những đặc điểm nào sau đây tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cồn: cồn dễ bay hơi, hơi cồn dễ bắt lửa, phản ứng toả nhiệt mạnh, nhiệt độ ngọn lửa cao?

b) Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn khi dùng cồn đề đốt.


Câu hỏi 1

a)

Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC gọi là chất lỏng dễ cháy.

Chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8oC gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

  • Loại chất lỏng dễ cháy: propane, pentane, hexan, benzene, ethanol, methamol, diethyl ether, acetal dehyde, acetone, triethylamine.
  • Loạt chất lỏng có thể gây cháy: nitrobenzene, ethylene glycol, fomic acid, stearic acid.

b) Khái niệm điểm chớp cháy thường dùng cho các chất cháy là chất lỏng dễ bay hơi và dễ cháy.

Không phải tất cả các chất lỏng đều có điểm chớp cháy vì không phải chất lỏng nào cũng dễ bay hơi và dễ cháy.

Câu hỏi 2: 

Xăng chứa nhiều chất dễ bay hơi như octane, điểm chớp cháy của octane là 14 oC < 37,8oC nên chất này rất dễ cháy. ⇒ Cấm nguồn lửa tại các trạm xăng.

Câu hỏi 3

a) Tất cả các đặc điểm trên đều tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cồn: cồn dễ bay hơi, hơi cồn dễ bắt lửa, phản ứng tỏa nhiệt mạnh, nhiệt độ ngọn lửa cao.

Thành phần chính của cồn là ethanol có điểm chớp cháy là 13oC  < 37,8oC

⇒ Cồn là chất lỏng dễ cháy.

b) Các biện pháp an toàn khi dùng cồn để đốt:

  •  Đốt ở nơi thông thoáng nhưng ít gió, không đốt cồn trong phòng kín.
  •  Luôn chuẩn bị sẵn bình chữa cháy.
  •  Cất, trữ các can cồn, chai cồn xa bếp, khu vực đun, nấu
  •  Tránh xa các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác
  •  Đậy nắp kín.
  •  Cồn cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh lửa và ánh nắng mặt trời.
  •  Khi cồn đang cháy tuyệt đối không được rót thêm cồn, vì có thể bén vào can (lọ) cồn gây nổ mạnh.

Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Kết nối, giải CĐ hóa học 10 KNTT, giải CĐ hóa học 10 Kết nối bài 6: Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa. Nhiệt độ tự bốc cháy

Bình luận

Giải bài tập những môn khác