Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra it nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều...
Vận dụng
Câu hỏi 1: Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra it nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
Câu hỏi 2: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về di tích Luỹ Thầy và sông Gianh (Quảng Bình), hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 dòng) về cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
Câu 1. Lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn:
Hai cuộc xung đột này mang tính chất của cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến đất nước bị chia cắt, người dân phải sống trong cảnh khốn cùng, kinh tế đất nước bị đình trệ, gây ra những thiệt hại lớn về người và của.
Câu 2.
Di tích Lũy Thầy (còn có tên khác là lũy Đào Duy Từ) là một công trình lũy quân sự ở bờ nam sông Nhật Lệ được Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng bắt đầu từ năm 1630 theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài.
Di tích Lũy Thầy (Đồng Hới, Quảng Bình)
Sông Gianh:
- Là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.
- Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới chia cắt Bắc - Nam của Việt Nam là sông Gianh từ 1627 đến 1774. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa.
Sông Gianh (Quảng Bình)
Xung đột Trịnh - Nguyễn:
Trịnh - Nguyễn phân tranh là một giai đoạn đất nước tiếp tục bước vào cuộc nội chiến quốc gia giữa các thế lực phong kiến để tranh giành sức ảnh hưởng. Nguyên nhân sâu xa nhất của cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh bắt nguồn từ sự kiện Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế Đại Việt năm 1527. Sau gần nửa thế kỉ, hai thế lực Trịnh - Nguyễn đã trải qua bảy lần giao chiến, cuốn cả nước vào vòng binh đao khói lửa. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người sức của, triệt phá đồng ruộng, xóm làng, kìm hãm sự phát triển của đất nước, dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.
Bình luận