Em có nhận xét như thế nào về hành vi của Bình? Nếu em là Minh, em sẽ làm gì để lấy lại chiếc xe đạp? Giải thích vì sao?
4. Chơi trò chơi "tiếp sức"
5. Đóng vai và xử lí tình huống
Tình huống 1: Bình 12 tuổi là học sinh lớp 7A. Một hôm Bình mượn xe đạp của bạn Minh (cùng lớp) để đi chơi. Tuy nhiên, Bình đã tự ý đặt xe đạp đó ở hiệu cầm đồ lấy tiền chơi điện tử.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét như thế nào về hành vi của Bình?
- Nếu em là Minh, em sẽ làm gì để lấy lại chiếc xe đạp? Giải thích vì sao?
- Theo em, Bình và Minh có những quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Em nhận thấy, hành vi của Bình như vậy là không đúng và vi phạm pháp luật. Chiếc xe đạp đó Bình chỉ được phép sử dụng, còn quyền định đoạt chỉ có Minh là chủ của chiếc xe mới có quyền. Vậy mà Bình đã lạm quyền và đi cầm chiếc xe của bạn để lấy tiền đánh điện tử.
Nếu em là Minh, em sẽ tới tiệm cầm đồ để trình bày và lấy chiếc xe đạp về vì: Theo pháp luật quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”. Do đó tài sản sử dụng trong cầm cố phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố (phải là tài sản của Bình). Nhưng chiếc xe đạp là của Minh và chưa được sự đồng ý của Minh.
Do đó, việc chưa có sự chấp thận của Minh mà tiệm cầm đồ vẫn thực hiện cầm cố đối với chiếc xe đạp không đúng quy định pháp luật. Vì thế giao dịch dân sự này vô hiệu và bên tiệm cầm đồ phải trả lại xe cho Minh, còn Bình phải trả lại khoản tiền đã nhận từ tiệm cầm đồ.
Theo em, Bình có quyền sử dụng xe đạp, còn Minh là chủ của chiếc xe nên có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Bình luận