Dựa vào sơ đồ 14.1 và khai thác thông tin trong bài, em hãy mô tả một số thành tựu tiêu biếu của khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Hãy lựa chọn hai phát minh...

Mở đầu

Thời đại văn minh công nghiệp đã tạo nên một thời kì phát triển rực rỡ của khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật, đem lại những cơ hội để con người thay đổi cách sống, cách làm việc, cách suy nghĩ... Ở bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu đó và những tác động của nó trong thế kỉ XVIII — XIX.

Hình thành kiến thức mới

1. Thành tựu chủ yếu về khoa học và kĩ thuật

Nhiệm vụ 1:

CH1: Dựa vào sơ đồ 14.1 và khai thác thông tin trong bài, em hãy mô tả một số thành tựu tiêu biếu của khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

CH2: Hãy lựa chọn hai phát minh mà em cho rằng có tác động mạnh mẽ đến đời sống và nhận thức của con người trong thế kỉ XVIII - XIX. Phân tích sự tác động đó.


Câu 1. 

Những thành tựu tiêu biểu về khoa học:

  • Vật lí: Thuyết vạn vật hấp dẫn của I.Niu-tơn (đầu thế kỉ XVIII)
  • Vật lí và hóa học: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M.Lô-mô-nô-xốp. (Giữa thế kỉ XVIII)
  • Sinh học: Thuyết tiến hóa của S.Đác-uyn (giữa thế kỉ XIX)

Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong thế kỉ XIX:

  • Công nghiệp: cải tiến kĩ thuật luyện kim, tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới, chế tạo máy công cụ,...
  • Ngành giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc.

- Năm 1807, Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

- Năm 1836, có hơn 500 tàu thuỷ hoạt động ở các hải cảng nước Anh.

  • Nông nghiệp: có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Phân hoá học, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.

Câu 2. Gợi ý:

Theo em, hai thành tựu có tác động mạnh mẽ đến đời sống và nhận thức của con người trong thế kỉ XVIII - XIX là Thuyết tiến hóa của Đác-uyn và học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen:

- Thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã đưa ra những quan điểm hoàn toàn mới, khác với niềm tin phổ biến về nguồn gốc của con người và tạo vật trong xã hội lúc bấy giờ, mang đến những hiểu biết sâu sắc về thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen ra đời giúp thay đổi quan điểm, nhận thức của con người về thế giới xung quanh, quy định cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng cụ thể. Nó chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để loại bỏ tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thực hiện được. Học thuyết ra đời được coi như một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.


Trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời bài 14 Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bình luận

Giải bài tập những môn khác