Đọc và Thực hành tiếng Việt
Đọc và Thực hành tiếng Việt
Bài tập 1. Đọc lại văn bản Thần Trụ Trời trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 11 – 12) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính được kể trong truyện Thần Trụ Trời.
2. Vũ trụ thuở sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần Trụ Trời?
3. Vì sao thần Trụ Trời lại được miêu tả với hình dạng khổng lồ, kì vĩ?
4. Nếu nhận xét về cách miêu tả công việc kiến tạo vũ trụ của thần Trụ Trời.
5. Phân tích hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo để thấy nhận thức của người nhảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo để thấy xưa về thế giới.
6. Tìm những lời kể mang tính suy nguyên và phân tích chức năng cụ thể của chúng trong truyện Thần Trụ Trời.
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 12 – 13) và trả lời các câu hỏi:
1. Chỉ ra các chi tiết miêu tả hình dạng, tính khí và hành động của thần Sét.
2. Thần Sét đã mắc phải sai lầm gì và bị Ngọc Hoàng trừng phạt như thế nào?
3. Phân tích mối liên hệ giữa hình tượng thần Sét với các hiện tượng trong tự nhiên?
4. Thần thoại phản ánh thế giới quan “vạn vật hữu linh” của người xưa. Thế giới quan ấy được thể hiện như thế nào trong truyện Thần Sét?
5. Phân tích những chi tiết thể hiện chức năng suy nguyên của truyện Thần Sét.
Bài tập 3. Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 13) và trả lời các câu hỏi:
1. Hình dạng của thần Gió có gì đặc biệt? Vì sao thần lại có hình dạng đặc biệt như vậy?
2. Nhân vật con trai của thần Gió được tạo nên nhằm mục đích gì?
3. Chuyện gì đã xảy ra giữa con người và các vị thần (thần Gió, Ngọc Hoàng)?
4. Câu chuyện về các nhân vật thần trong truyện Thần Gió thể hiện cách hình dung như thế nào của con người thời cổ đại về thế giới tự nhiên?
5. Truyện Thần Gió thể hiện những chức năng nào của thần thoại suy nguyên?
Bài tập 4. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ông Sằn Nông…” Ông Sằn Nông thường đi trong các rừng núi, gặp nhiều thứ quả, thứ hạt. Ông có phép mời được các loại hạt, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở. Mùa xuân các hạt tự ra đồng mọc, cuối vụ lại trở về kho, về bồ. Năm ấy, Sẵn Nông đi xa không về kịp mùa lúa. Thóc ngô ngoài đồng đã chín, rủ nhau kéo về nhà. Bà vợ Sản Nông đang gội đầu, chưa mở được kho, sắp được bồ. Bà bảo thóc hãy đợi ngoài cửa. Thóc đợi mãi, là bà chỉ lo chải vuốt mái tóc của mình. Thóc giục giã ầm lên, vì trời nắng to, chúng chen chúc mãi ngoài cửa bị nóng bức quá. Chúng chen nhau rồi đánh nhau túi bụi đất cát tung mù lên. Gió thổi làm bụi bậm và một số hạt thóc bám lên đầu lên cổ bà. Bà tức quá, vác gậy đánh chúng, vừa đánh vừa chửi. Thóc kéo nhau ra ruộng, thể từ nay không bò về nữa.
Sản Nông trở về không biết làm thế nào. Ông mắng vợ rồi bỏ đi, ra ruộng dỗ dành, nhưng thóc không chịu. Buồn rầu, ông nắm lấy một nắm thóc bay thẳng lên trời. Nắm thóc ấy tung ra, rải rác thành các ngôi sao, còn chỗ tụ lại thì thành sông Ngân Hà bây giờ. Còn dưới trần gian từ đó, khi lúa chín, con người phải mang hải liềm ra gặt.
(Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr. 103)
1. Nếu các sự kiện chính của truyện Ông Sẵn Nông.
2. Chỉ ra những lời kể mang tính suy nguyên trong văn bản.
3. Nhân vật chính trong truyện kể trên là ai? Nhân vật ấy được sáng tạo nhằm mục đích gì?
4. Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có những đặc điểm gì? Sự tưởng tượng về các loại hạt đó thể hiện quan niệm gì của họ về thế giới?
5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi nào trong cuộc sống của con người cổ sơ?kiếm được ở đâu mà tốt thế. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Ta khuyên thầy Quản nên tìm về nhà quê mà chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành mạnh.
6. Sưu tầm một truyện thần thoại suy nguyên của dân tộc khác có nội dung tương tự với truyện Ông Sản Nông. So sánh và nhận xét về điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
Bài tập 1:
1.- Thời gian: Khi chưa có vũ trụ
- Không gian: Trời và đất
- Nhân vật: Thần Trụ Trời
- Sự kiện chính: Thần trụ trời tách trời và đất
2. Để trả lời câu hỏi, cần căn cứ vào các chi tiết miêu tả sau: “Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo”, “Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu,...
Hình ảnh vũ trụ hỗn độn, tối tăm, trời đất chưa tách rời nhau là cách hình dung về thuở sơ khai rất phổ biến trong thần thoại suy nguyên của nhiều dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới.
3. Trong thần thoại suy nguyên, mỗi vị thần có một chức năng riêng: nhận thức, lí giải các hiện tượng tự nhiên hoặc những tập tục, thói quen, hành vi của cộng đồng. Vì vậy, hình dạng của nhân vật thần thường có mối liên hệ chặt chẽ với hiện tưởng khiên ad thànhình trưởng hoi cán có thân và chích dạng không 18 khi tượng tự nhiên được hình tượng hoá. Cần căn cứ vào chức năng kiến tạo vũ trụ như vậy.
4. Tìm các chi tiết miêu tả công việc kiến tạo vũ trụ của thần Trụ Trời, hình ảnh thế giới trước và sau khi thần đắp cột chống trời. Khi nhận xét, có thể tham khảo gợi ý: – Công việc tạo lập vũ trụ lớn lao, phi thường: phân chia trời, đất; tạo ra núi đồi, cao nguyên, biển cả,...
– Công việc đắp cột chống trời cũng được miêu tả một cách bình dị, gần gũi, như ở người lao động bình thường, cần mẫn, vất vả: một mình cây cục đào đất, đá đắp cột; phá cột đi, ném đất đá đi mọi phía;...
5. Cần chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo: “Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời”; “mặt đất chỗ cao, chỗ thấp không được bằng phẳng”
Hình ảnh vũ trụ sau khi thần Trụ Trời hoàn tất công việc thể hiện nhận thức hồn nhiên, thô sơ của người xưa về mô hình vũ trụ (gồm hai tầng trời và đất); về đặc điểm của thế giới (hình dạng của bầu trời và mặt đất); về quá trình hình thành các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
6. Vận dụng tri thức ngữ văn về đặc điểm của nhóm truyện thần thoại suy nguyên để tìm câu trả lời. Trong truyện Thần Trụ Trời, lời kể mang tính suy nguyên thể hiện chức năng giải thích sự hình thành của vũ trụ. Ví dụ:
— “Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời”;“Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp không được bằng phẳng”: giải thích sự hình thành trời, đất, núi đồi, biển cả và đặc điểm địa hình của thế giới tự nhiên.
– Lời bài vè“Nhất ông đếm cát/ Nhì ông tát bể (biển)/..: lí giải nguồn gốc của các sự vật trong vũ trụ (sao trời, biển, cát, cây cối,..).
Bài tập 2.
1. Thần Sét được miêu tả với hình dạng dữ tợn, tính khí nóng nảy, hành động hung dữ, nóng vội. Đọc kĩ truyện để tìm các chi tiết miêu tả cụ thể.
2. HS tự trả lời câu hỏi.
3. Trong thần thoại suy nguyên, mỗi nhân vật thần có mối liên hệ mật thiết với một hiện tượng tự nhiên và thực chất họ là các hiện tượng tự nhiên được hình tượng hoá. Người xưa quan sát, nắm bắt những đặc điểm nổi bật của các hiện tượng tự nhiên; hình dung về chúng như những con người, trao cho chúng các đặc điểm về hình dạng người tương ứng.
mua của câu hỏi 1 để phân tích mối li Có thể sử dụng kết quả của câu hỏi 1 để phân tích mối liên hệ giữa hình tượng thần Sét với các hiện tượng trong tự nhiên: nghĩ nhiên, cuốn Nh
– Hình dạng, hành động, tính khí của thần Sét: “mặt mũi rất nanh ác”, “tiếng quát tháo rất dữ dội”, hành động nóng vội, tính khí nóng nảy – tương ứng với hiện tượng sét bùng nổ bất ngờ, gây âm thanh vang động, dữ dội, có thể đánh chết hoặc thiêu chảy các sinh vật trên mặt đất,..
– Công việc của thần Sét:“thi hành luật pháp” trừng trị kẻ có tội nhưng “cũng có lúc làm cho người, vật chết oan”, dùng lưỡi búa bổ vào đầu tội nhân; ngủ về mùa đông – lí giải cho hiện tượng sét đánh vào đầu người, ngọn cây; mùa đông thường không có sấm sét…..
4. Người xưa quan niệm mọi vật trong vũ trụ đều có linh hồn, có mối liên hệ mật thiết và bình đẳng, con người cũng là một phần ở trong thế giới “vạn vật hữu linh” ấy. Vì vậy, họ đã nhân hoá các sự vật, hiện tượng tự nhiên – sáng tạo nên các nhân vật thần. Ở đây, hiện tượng sấm sét đã được hình tượng hoá thành thần Sét – có nhân hình, có nhân tính và công việc rất cụ thể.
5. Tham khảo gợi ý sau:
- Chi tiết thể hiện chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm của hiện tượng tự nhiên: “Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian.”;“Thần có một lưỡi búa đá.”;“thần tự minh nhảy xuống tận nơi [..] dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Có khi xong việc, thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc....
- Chi tiết thể hiện chức năng giải thích hành vi, tập tục của cộng đồng:“Tính thần Sét rất nóng nảy [...] nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt [..]. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người [...] Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen là hễ thấy hoặc nghe tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gọi gà để doạ thần có lẽ cũng vì cớ đó..
Bài tập 3.
1. Người xưa hình dung về các sự vật, hiện tượng tự nhiên như những con người nên đã “trao" cho chúng những hình dạng tương ứng. Ở đây, do tính chất vô hình của gió và hình ảnh thực tế của những cơn lốc xoáy nên thần Gió được miêu tả với “hình dạng kì quặc” và “không có đầu”,...
2. Nhân vật con trai của thần Gió được tạo nên không chỉ có chức năng lí giải hiện tượng tự nhiên mà còn giải thích hành vi, tập tục của cộng đồng:
– Lí giải hiện tượng tự nhiên: tính chất bất trắc, khó lường của gió có thể gây nguồn gốc tên của một loài cá tổn hại cho cuộc sống con người.
– Lí giải hành vi, tập tục; nguồn gốc tên gọi của một loài cây có khả năng báo hiệu sự thay đổi thời tiết (“Mỗi lần cây ngải gió cuốn bỗng cuốn lá lại, người hạ giới biết là trời sắp nổi gió, nổi mưa.") và kinh nghiệm sử dụng nó vào việc chữa bệnh cho trâu ("Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy lá cây ngải để chữa, vì cho rằng nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo.”).
3. Để trả lời câu hỏi này, GV hướng dẫn HS lưu ý chi tiết đứa con trai nghịch ngợm của thần Gió đã làm đổ bát gạo của con người và cho biết khi con người kiện thần Gió, Ngọc Hoàng đã phân xử như thế nào.
4. Câu chuyện về các nhân vật thần đã thể hiện nhận thức, quan niệm của người thời cổ đại về thế giới tự nhiên. Đó là quan niệm về một thế giới vạn vật đều có linh hồn. Trong thế giới ấy, thần cũng có con cái, cũng mắc sai lầm như con người thần và người có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng...
5. Truyện Thần Gió thể hiện những chức năng cơ bản của thần thoại suy nguyên. Tham khảo kết quả của câu hỏi 2 ở trên để chỉ rõ và phân tích được các chức năng này.
Bài tập 4.
1. HS tự trả lời câu hỏi.
2. Để trả lời câu hỏi, cần dựa vào đặc điểm của lời kể mang tính suy nguyên: giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải thích sự hình thành của vạn vật hoặc hành vi, tập tục nào đó trong đời sống văn hoá của cộng đồng.
3. Nhân vật chính trong truyện kể trên là ông Sẵn Nông. Căn cứ vào đặc điểm của nhóm thần thoại suy nguyên và kết quả của câu hỏi 2 để xác định nhân vật ấy được sáng tạo nhằm mục đích gì.
4. Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai tự sinh trưởng ngoài ruộng, đến mùa thu hoạch thì tự tìm về nhà, tự vào kho, vào bồ. Chúng cũng có cảm giác, cảm xúc và có thể “giao tiếp” với con người,... Sự tưởng tượng ấy thể hiện quan niệm của con người cổ sơ về thế giới “vạn vật hữu linh”...
5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh hành trình sống, quá trình tiếp cận cây lúa của con người cổ sơ: phát hiện ra cây lúa, thừa hưởng thành quả có sẵn trong tự nhiên – chuyển từ đời sống hải lượm, hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên sang thuần hoá cây lúa, tìm ra cách gieo trồng, thu hoạch thóc lúa,...
6. Có thể sưu tầm truyện thần thoại về thần Lúa, thần Nông của một số dân tộc như: Kinh, Tày, Thái, Mường, Cao Lan, Khơ-mú, Xơ-đăng,... Khi so sánh, nhận xét cần chú ý những nét tương đồng như: ban đầu hạt lúa có kích thước rất lớn, tự gieo, mọc, kết bông rồi tự tìm về nhà; sau đó vì sự”lười biếng” hoặc nóng giận của một người phụ nữ mà đặc tính của lúa thay đổi – hạt lúa nhỏ đi, con người phải và đến mùa lúa chín phải mang liềm gặ gieo cấy, chăm sóc và đến mùa lúa chín phải mang liềm gặt lúa về,..
Xem toàn bộ: Giải SBT bài 1: Đọc và thực hành tiếng việt
Bình luận