Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục a: - Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn và rút ra nhận xét. - Giới thiệu một công trình kiến trúc nổi bật của Kinh thành Huế

2. Nghệ thuật thời Nguyễn

a) Kiến trúc

a) Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục a:

- Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

- Giới thiệu một công trình kiến trúc nổi bật của Kinh thành Huế

cc


- Kiến trúc cung đình: Kinh thành Huế được xây dựng trong 30 năm( 1803- 1832). Kinh thành Huế gồm ba lớp thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành được gọi là đại nội.Mỗi công trình có một chức năng riêng biệt , được xây dựng và trang trí rất độc đáo tiêu biểu như Ngọ Môn, điện Thái Hòa,..

Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng: chùa tháp được trùng tu và xây dựng mới ở nhiều nơi. Việc tu sửa lại đình làng tiếp tục được duy trì.

- Nhận xét: Nhìn chung kiến trúc thời Nguyễn có sự kế thừa truyền thống của các thời kỳ trước, đồng thời tiếp thu những nét đặc sắc kiến trúc Trung Hoa và vận dụng hiệu quả kiến trúc xây thành quân sự phòng ngự Vau - ban của Pháp,

Tử cấm thành:

* Tử Cấm thành: Nằm trong khu vực Hoàng thành cũng bắt đầu xây dựng vào mùa hè năm 1804. Thời Vua Gia Long gọi Tử Cấm Thành là Cung Thành.

Mặt bằng khu Tử Cấm Thành cũng có dạng hình chữ nhật. Mặt trước và mặt sau đều dài 324m. Mặt trái và mặt phải đều dài 290m. Vòng tường thành được xây bằng gạch, cao 3,72m, dày 0,72m, xung quanh không có hào. Mặt thành phía trước chỉ trổ một cửa duy nhất ở ngay chính giữa: Đại Cung môn. Mặt sau có 3 cửa: 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng được xây dựng ngay từ đầu thế kỷ XIX; còn “Văn Phòng môn” thì chỉ mới được trổ ra dưới thời Bảo Đại, khi xây dựng Ngự tiền Văn phòng vào khoảng năm 1933. Mặt trái trổ 4 cửa: Đông An, Cấm Uyển, Hưng Khánh và Duyệt Thị. Mặt phải trổ 2 cửa Tây An và Gia Tường.

Hoàng thành được chia ra thành nhiều khu vực nhỏ với những chức năng khác nhau. Quanh mỗi khu vực đều có xây tường gạch cao quá đầu người để ngăn cách. Căn cứ vào ý tưởng qui hoạch và chức năng của các công trình kiến trúc nói chung, mặt bằng Hoàng cung Huế có thể được chia ra thành các khu vực sau đây:

- Khu vực cử hành đại lễ của triều đình: Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ đăng quang, tiếp các sứ bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô (đọc danh sách các tân khoa Tiến sĩ)...

- Khu vực thờ phụng các vua chúa nhà Nguyễn: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, điện Phụng Tiên.

- Khu vực ăn ở của Hoàng Thái hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái hậu (bà nội vua): Cung Diên Thọ, cung Trường Sanh.

- Khu vực phủ Nội Vụ: Gồm nhà kho tàng trữ đồ quý và các xưởng chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp nhất.

- Khu vực vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: Tùy theo thời vua mà có các chức năng khác nhau (thời Vua Gia Long, là nơi học tập của Hoàng tử Đảm; thời Vua Thiệu Trị, là vườn ngự nổi tiếng; thời Vua Tự Đức, điện Khâm Văn là nơi vua nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách).

- Khu vực Tử Cấm thành: Đây là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ các loại hình tiêu khiển khác nhau. Trong thời cao điểm của nó, tại đây có đến hàng chục cung điện huy hoàng tráng lệ và lầu son gác tía; hoàng gia đông đảo có đến hàng trăm thành viên.

Trên địa bàn chung của Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, vào thời vàng son của nó, có khoảng 100 công trình kiến trúc các loại và lớn nhỏ khác nhau như cung điện, lầu gác, nhà cửa, miếu thờ, cầu, hồ ao... Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc rất chặt chẽ và đăng đối. Phần lớn các công trình đều đối xứng từng cặp qua đường trục chính từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự, và ở vào những vị trí tiền, hậu; thượng, hạ; tả, hữu rất là nhất quán (giữ đúng nguyên tắc truyền thống: tả văn hữu võ, tả nam hữu nữ, tả chiêu hữu mục). Các con số 9 và 5 được sử dụng nhiều trong kiến trúc trang trí, vì theo Dịch lý, những con số ấy ứng với mạng thiên tử. Đây cũng là thế giới của rồng 5 móng, vì nó tượng trưng cho vua.

 Nhìn chung, tổng thể kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm Thành chẳng những có giá trị nghệ thuật về quy hoạch, kiến trúc và trang trí, mà đây còn là hệ thống Hoàng cung còn lại duy nhất tại Việt Nam.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 cd, giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác