Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 6.2, 6.3 nêu những nét chính về diễn biến, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.

II. Diễn biến và kết quả

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 6.2, 6.3 nêu những nét chính về diễn biến, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.


- Thời gian bùng nổ một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

  • Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.
  • Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
  • Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751).
  • Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) hoạt động trên địa bàn rộng lớn.
  • Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).

- Diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa:

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

  • Nghĩa quân hoạt động chính ở vùng Điện Biên, Tây Bắc. Nhân dân hết lòng ủng hộ.
  • Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
  • Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

  • Nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao.
  • Chúa Trịnh tập trung đàn áp nghĩa quân.
  • Năm 1751: Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

  • Nghĩa quân hoạt động trên một vùng rộng lớn: từ Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long đến Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
  • Đề cao khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo".
  • Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập => Khởi nghĩa thất bại.

Kết quả: Thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.


Trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều bài 6 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bình luận

Giải bài tập những môn khác