Để quản lí sách, người đọc và việc mượn trả sách của một thư viện (TV) trường học, bạn Anh Thư dự định chỉ dùng một bảng như mẫu ở hình 1. Theo em, trong trường hợp cụ thể này, việc đưa ra tất cả dữ liệu cần quản lí vào trong 1 bảng như Anh Thư thực hiện

Khởi động

Câu hỏi: Để quản lí sách, người đọc và việc mượn trả sách của một thư viện (TV) trường học, bạn Anh Thư dự định chỉ dùng một bảng như mẫu ở hình 1. Theo em, trong trường hợp cụ thể này, việc đưa ra tất cả dữ liệu cần quản lí vào trong 1 bảng như Anh Thư thực hiện có ưu điểm và nhược điểm gì?

Số thẻ TVHọ và tênNgày sinhLớpMã SáchTên SáchSố trangTác giảNgày mượnNgày trả
..............................

Gợi ý: Xét 1 số trường hợp sau:

1. Một học sinh mượn sách nhiều lần, mỗi lần mượn nhiều quyển sách

2. Cần bổ sung dữ liệu về số sách mới mua của thư viện


Theo em, việc đưa tất cả các dữ liệu cần quản lí vào trong một bảng như Anh THư thực hiện có ưu điểm: Dữ liệu ngắn gọn, nhược điểm: Khi quản lí thì cần nhiều hơn một bảng dữ liệu, nếu dùng một bảng có thể dẫn đến dư thừa dữ liệu, dẫn đến sai nhầm, dữ liệu không nhất quán.

1. Một học sinh mượn sách nhiều lần: Giả sử học sinh có số thẻ TV ”HS-002” tên “Lê Bình” sinh ngày “02/3/2007” học lớp “11A1” đã có 68 lần mượn sách. Như vây bộ giá trị (“HS-002”, “Lê Bình”, “02/3/2007”, “11A1”) phải xuất hiện 68 lần trên 68 bản ghi của bảng. Việc gõ nhập 68 lần bộ dữ liệu về Lê Bình sẽ dễ xuấ hiện sai nhầm hơn so với 68 lần chỉ số gõ Số thẻ TV của Lê Bình vào bảng.

2. Cần bổ xung dữ liệu về số sách mới mua của thư viện:

Gồm các thông tin của các cuốn sách trong thư viện như: mã sách, tên sách, số trang, tác giả.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác