Đặt câu hỏi nghiên cứu cho một trong số các đề tài sau:

Viết

Bài tập 1. Đặt câu hỏi nghiên cứu cho một trong số các đề tài sau:

a. Hình thức kể khan của người Ê-đề.

b. Các địa danh trong sử thi “-li-át” (Iliad) của Hộ-me-rơ (Homèros) trên bản đồ thể giới đương đại. allad cia

c. Rừng và làng trong sử thi “Đăm Săn”.

d. Chiến tranh trong sử thi “-li-át" của Hô-me-rơ.

Bài tập 2. Chọn một đề tài trong số những đề tài gợi ý nêu trên hoặc một đề tài nghiên cứu về sử thi mà bạn có hứng thú. Thu thập thông tin về đề tài. Lập bảng tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông tin mà bạn thu thập được theo gợi ý sau:

STT

Tên tác giả

Tên tài liệu

Nguồn tài liệu

Thông tin chính

Đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 3. Lập kế hoạch nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của bạn. Có thể tham khoả bảng gợi ý sau:

STT

Nội dung công việc

Thời hạn

Người thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Đánh giá kết quả

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 Bài tập 4. Lập đề cương cho đề tài nghiên cứu mà bạn chọn ở bài tập 2. 


Bài tập 1. Để đặt câu hỏi cho một trong các đề tài nghiên cứu, có thể áp dụng một số kĩ thuật, ví dụ: 5W1H, kĩ thuật đặt câu hỏi Xô-cờ-rát (Socrates), kĩ thuật 6 chiếc mũ

của tư duy.

Chẳng hạn:

– Với đề tài Hình thức kể khan của người Ê- đê, có thể đặt các câu hỏi:

+ Khan nghĩa là gì?

+ Ai là người kể? Kể cho ai nghe? Người kể và người nghe có mối quan hệ như thế nào với nhau?

+ Người Ê-đê thưởng kể khan khi nào? Ở đâu? Như thế nào?

+ Kể khan có vai trò gì trong đời sống của người Ê-đê?

+ Kể khan của người Ê-đê có gì khác với các diễn xướng sử thi của các dân tộc khác?

- Với đề tài Các địa danh trong sử thi “I-li-át" của Hô-me-rơ trên bản đồ thế giới đương đại, có thể đặt các câu hỏi, ví dụ:

+ Liệu những địa danh được nhắc tới trong sử thi I-li-át là có thực hay hư cấu? + Liệu có thể tìm thấy dấu vết của những địa danh này trên bản đồ thế giới không? Nếu có thì hiện nay chúng nằm ở những khu vực nào?

+ Bằng chứng nào cho thấy những địa danh đó thực sự tồn tại? câu hỏi c cũng có thể đặt

Bằng cách tương tự, bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho những đề tài còn lại. iện được bảng tổng hợp, phân tích và

Bài tập 2. Để thực hiện được bảng tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin, cần thực hiện các bước:

– Tìm kiếm thông tin từ những nguồn đáng tin cậy (các tài liệu từ các báo, tạp chí, nhà xuất bản, kênh thông tin chính thức của các tổ chức có uy tín, những tác giả có am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu).

– Đọc, ghi chú, ghi chép tóm tắt những thông tin chính trong từng tài liệu. Khi ghi chép, cần ghi rõ nguồn thông tin, bao gồm tên tác giả, năm công bố, tên tài liệu, xuất xứ tài liệu.

– Sắp xếp, phân loại các thông tin theo một trật tự (thời gian, không gian hoặc logic của vấn đề).

- So sánh, tổng hợp và đánh giá thông tin (tìm những điểm tương đồng, mâu thuẫn giữa các thông tin, đánh giá mức độ thuyết phục, tin cậy, khách quan của các thông tin).

- Chọn lọc, tổng hợp các thông tin và điền vào bảng.

Bài tập 3. Khi lập kế hoạch nghiên cứu, cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, phân bổ thời gian cho phù hợp, giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở thích của bạn.

Bài tập 4. Để lập đề cương cho một đề tài nghiên cứu, cần tham khảo các hướng dẫn trong SGK. Dưới đây là một đề cương gợi ý cho đề tài Chiến tranh trong sử thi “I-li-át" của Hô-me-rơ:


Bình luận

Giải bài tập những môn khác