Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước nói trên ra sao? Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức bằng những công cụ và biện pháp như thế nào?
I. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT LUẬT VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1858
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước nói trên ra sao? Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức bằng những công cụ và biện pháp như thế nào?
Hướng dẫn:
- Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước…:
+ Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền:
- Ở trung ương: Đứng đầu nhà nước là vua nắm giữ mọi quyền hành. Giúp việc cho vua có nhiều cơ quan chuyên môn, được phân định rõ ràng.
- Ở địa phương: Nhà nước chia địa phương thành nhiều cấp quản lí, cử quan lại cai trị để đảm bảo trật tự trị an.
+ Mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa:
- Ở trung ương: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, nắm quyền lập pháp. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
- Ở địa phương: cả nước được chia thành nhiều cấp hành chính (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, xã), mỗi cấp đều đặt dưới sự quản lí của Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân.
- Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức thông qua các công cụ và biện pháp sau:
- Công cụ quản lí: Hiến pháp, pháp luật.
- Biện pháp quản lí: Các chính sách, nghị định, nghị quyết,... của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,... theo hiến pháp và pháp luật.
Bình luận