Câu hỏi tự luận nhận biết Ngữ văn 8 chân trời bài 6: Qua đèo ngang
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Cho biết cơ sở để em xác định thể thơ của bài “Qua Đèo Ngang”.
Câu 2: Hãy cho biết bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?
Câu 3: Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu?
Câu 4: Trong các cặp câu 3 – 4 và 5 – 6, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của chúng.
Câu 5: Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp đó giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả?
Câu 1:
- Cơ sở để em xác định bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú luật Đường:
+ Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Câu 1,2, 4, 6, 8 có sự hiệp vần, là vần “a”.
Câu 2:
- Bài thơ được làm theo luật trắc (tiếng thứ 2 của câu một là tiếng thanh trắc).
- Bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường:
+ Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Áp dụng đúng quy luật “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tiếng thứ 2, 4, 6 trong các câu được phân chia như sau:
Câu 1: T – B – T
Câu 2: B – T – B
Câu 3: B – T – B
Câu 4: T – B – T
Câu 5: T – B – T
Câu 6: B – T – B
Câu 7: B – T – B
Câu 8: T – B – T
- Niêm: Câu 1 niêm với câu 8 (tiếng thứ 2 cùng là trắc), câu 2 niêm với câu 3 (tiếng thứ 2 cùng là bằng), câu 4 niêm với câu 5 (tiếng thứ 2 cùng là trắc), câu 6 niêm với câu 7 (tiếng thứ 2 cùng là bằng).
- Vần: Sử dụng vần chân, hiệp vần “ư” ở cuối câu 1, 2, 4.
- Đối (Đối xứng): Câu 3 – câu 4, câu 5 – câu 6.
Câu 3:
Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu được nhà thơ miêu tả vào khoảng thời gian “xế tà” với khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, hoang sơ, kèm theo đó là sự tiêu điều, lác đác của bóng dáng con người.
Câu 4:
- Trong cặp câu 3 - 4 và 5 - 6, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ là đảo ngữ và chơi chữ.
+ Đảo ngữ:
*Đảo vị ngữ “Lom khom dưới núi” lên trước chủ ngữ “Tiều vài chú”.
*Đảo vị ngữ “Lác đác bên sông” lên trước chủ ngữ “Chợ mấy nhà”.
*Đảo vị ngữ “Nhớ nước đau lòng” lên trước chủ ngữ “Con quốc quốc”.
*Đảo vị ngữ “Thương nhà mỏi miệng” lên trước chủ ngữ “Cái gia gia”.
*Đảo thứ tự trong cụm từ: “Tiều vài chú” -> “Vài chú tiều”, “Chợ mấy nhà” -> “Mấy nhà chợ”.
+ Chơi chữ: Đồng âm (con quốc quốc – con cuốc cuốc, cái gia gia – cái da da).
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự ít ỏi, vắng vẻ của con người chốn Đèo Ngang.
+ Thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.
Câu 5:
- Cách ngắt nhịp câu thơ thứ 7 khác với các câu thơ khác 4/3 hoặc 3/4 vì câu thơ ngắt nhịp 4/1/2 hoặc 4/1/1/1.
- Cách ngắt nhịp này nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi, nỗi buồn thấm thía của nhà thơ trước khung cảnh bao la, heo hút nơi Đèo Ngang, chỉ có nhà thơ với mây nước nơi đây.
Bình luận