Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 1: Thực hành tiếng Việt
III. VẬN DỤNG (03 câu)
Câu 1: Tìm từ tượng hình trong đoạn thơ sau. Phân tích tác dụng biểu đạt của từ tượng hình đó.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái lặng yên Tây Hồ.
Câu 2: Tìm từ tượng hình trong đoạn thơ sau. Giải thích ý nghĩa của từng từ. Phân tích tác dụng biểu đạt của từ tượng hình đó.
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài hơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
(Tố Hữu)
Câu 3: Đọc đoạn trích sau và tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về từ tượng hình, từ tượng thanh.
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
(Lão Hạc, Nam Cao)
Câu 1:
- Từ tượng hình: la đà
- Tác dụng:
+ Gợi làn gió thu nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc.
+ Góp phần thể hiện bức tranh không gian thanh bình, thơ mộng.
Câu 2:
- Từ tượng hình: ung dung, mênh mông, rực rỡ, chập choạng
- Giải thích ý nghĩa và tác dụng:
+ ung dung: sự bình tĩnh, tâm thế không hề lo lắng, không vội vã à Thái độ của Bác trước mọi biến chuyển của thời đại.
+ mênh mông: lớn lao, kì vĩ à Sự khẳng định về trí tuệ của Người.
+ rực rỡ: tỏa sáng hơn bình thường à Khẳng định công lao, vị thế của Bác với dân tộc và nhân dân ta.
+ chập choạng: dáng vẻ va đập, hốt hoảng à Sự thất bại và cả sự rối loạn của bè lũ đế quốc.
Câu 3:
- Từ tượng hình: co rúm, ngoẹo, móm mém, mếu.
- Từ tượng thanh: hu hu.
Nhận xét: Không phải từ tượng hình, từ tượng thanh nào cũng là từ láy.
Bình luận